Có thể bạn chưa biết: Cơ thể người có chứa chất béo giúp chúng ta giảm cân

Béo phì là bệnh khi cơ thể người tích lũy ngày càng nhiều chất béo. Khi nó đạt đến một điểm nhất định, chất béo của sẽ ngừng hoạt động và nó phát triển thành bệnh, chẳng hạn như bệnh tiểu đường loại 2. Nhưng không phải tất cả chất béo đều xấu.

Chất béo tích tụ gây bệnh béo phì được gọi là mỡ trắng, nhưng dạng chất béo thứ hai (mỡ nâu) có thể được sử dụng để điều trị bệnh béo phì. Mỡ nâu chuyển hóa nhiên liệu thành nhiệt. Ở động vật nhỏ như chuột, mỡ nâu tạo ra nhiệt giúp chúng tồn tại, ngay cả khi ở trong nhiệt độ đóng băng.

Có thể bạn chưa biết: Cơ thể người có chứa chất béo giúp chúng ta giảm cân
Chất béo tích tụ gây bệnh béo phì được gọi là mỡ trắng.

Mỡ nâu có thể đốt cháy năng lượng một cách kỳ diệu. Khi được kích hoạt hoàn toàn, chỉ 100 gram mỡ nâu có thể đốt cháy 3.400 calo mỗi ngày - gần gấp đôi lượng thức ăn hàng ngày của con người và đủ để ngăn ngừa bệnh béo phì một cách nhanh chóng.

Cơ thể trẻ sơ sinh có rất nhiều mỡ nâu, nhưng hầu hết người lớn có rất ít và, tệ hơn nữa, nó hầu như không hoạt động. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy chúng ta có thể phát triển nhiều mỡ nâu, làm cho nó trở thành một cách hấp dẫn để điều trị bệnh béo phì.

Các tăng lượng mỡ nâu trong cơ thể

Thật không may, cách đáng tin duy nhất để tăng hàm lượng và sự hoạt động của mỡ nâu là sống như thể đang ở vào mùa đông khắc nghiệt mà không có hệ thống sưởi và quần áo ấm. Khi con người ở trong thời thiết lạnh giá thì cơ thể sẽ hiểu rằng nó cần nhiều nhiệt hơn và hệ thống thần kinh sẽ gửi tín hiệu đến mỡ nâu để kích thích nó hoạt động và tăng hàm lượng. Nhưng việc đưa mọi người vào một căn phòng lạnh trong nhiều ngày là không thực tế, chưa kể đến điều đó thực sự gây khó chịu.

Một lựa chọn khác để kích thích mỡ nâu là sử dụng thuốc. Nhưng những loại thuốc kích thích mỡ nâu cũng làm tăng huyết áp và nhịp tim. Nó dẫn đến tác dụng phụ gây ra các cơn đau tim, đặc biệt là ở những người béo phì.

Vấn đề cuối cùng về việc kích thích mỡ màu nâu là ngay cả khi chúng ta có thể biến mỗi tế bào mỡ trắng trong cơ thể thành mỡ nâu, nó sẽ không có ích. Mỡ nâu cần một nguồn máu tốt để cung cấp tất cả những calo mà nó có thể đốt cháy. Nó cũng cần dây thần kinh để liên lạc với các tế bào mỡ nâu để kích thích chúng.

Có thể bạn chưa biết: Cơ thể người có chứa chất béo giúp chúng ta giảm cân
Mỡ trắng (bên trái) và mỡ nâu (bên phải).

BMP8b: phân tử có khả năng thay đổi "cuộc chơi"

Một vài năm trước, chúng ta đã xác định được một phân tử ở chuột được gọi là BMP8b. BMP8b được tìm thấy có mức độ cao hơn trong mỡ nâu so với mỡ trắng, và số lượng của nó tăng lên khi chúng ta đưa chuột vào môi trường lạnh.

Và quan trọng hơn, con người cũng có BMP8b. Chúng ta phát hiện ra rằng việc xóa BMP8b ở chuột ngăn chặn mỡ nâu hoạt động. Bởi vì BMP8b được tìm thấy trong máu, nó có thể được sử dụng như một loại thuốc để tăng lượng mỡ nâu ở người cũng như kích thích hoạt động của nó.

Trước khi thử nghiệm BMP8b ở người, các nhà nghiên cứu muốn nghiên cứu ảnh hưởng của việc thúc đẩy BMP8b ở chuột - nghĩa là, nó có làm tăng chức năng của mỡ nâu không? Họ đã biến đổi gen mỡ trắng của chuột để có càng nhiều BMP8b như mỡ nâu của chuột bình thường.

Kết quả, việc tăng mức độ BMP8b làm cho mỡ trắng trở nên nâu hơn và tăng sự hoạt động của nó. BMP8b khiến cho những con chuột nhạy cảm hơn với các tín hiệu từ các dây thần kinh kích hoạt mỡ nâu. Điều bất ngờ hơn là BMP8b cũng làm tăng số lượng mạch máu và số lượng các dây thần kinh có trong mỡ trắng và nâu.

Sự kết hợp của các yếu tố này thực sự thú vị vì BMP8b có thể làm tăng mỡ nâu trong cơ thể người để có nguồn cung cấp nhiên liệu tốt. Tăng số lượng các dây thần kinh trong mỡ màu nâu cũng có nghĩa là bất kỳ tín hiệu nào từ não để kích hoạt mỡ nâu sẽ được khuếch đại.

Cuối cùng, vì BMP8b làm cho mỡ màu nâu nhạy cảm hơn với các tín hiệu từ dây thần kinh kích hoạt nó nên có thể sử dụng các loại thuốc tương tự các tín hiệu này ở liều thấp hơn - thậm chí thấp hơn mức gây đau tim.

Mặc dù kết quả đầy hứa hẹn nhưng cần phải có nhiều nghiên cứu hơn để thử nghiệm liệu BMP8b có thể thay đổi chức năng mỡ nâu ở người.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu

Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu "béo" cỡ nào không?

Lại một màu Trung thu nữa đến, và bánh trung thu chắc chắn là món ăn không thể thiếu trong ngày Rằm tháng 8.

Đăng ngày: 12/09/2019
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn quả sấu giải rượu, trị đau họng

Ăn quả sấu giải rượu, trị đau họng

Sấu là loại quả phổ biến, rẻ tiền, dễ tìm, nhiều chất dinh dưỡng như protein, đạm, photpho, vitamin... Khi còn xanh. sấu được dùng để chế biến món ăn, ngâm nước uống, lúc chín làm ô mai, sấu dầm.

Đăng ngày: 04/12/2018
Khối u não hiếm gặp khiến cậu bé cười liên tục

Khối u não hiếm gặp khiến cậu bé cười liên tục

Theo The Sun, hai tuần đầu đời, cậu bé Jack Young đến từ Winscombe, North Somerset, vẫn cười khúc khích ngay cả trong giấc ngủ.

Đăng ngày: 03/12/2018
Những tác hại khôn lường từ thí nghiệm chỉnh sửa gene người của nhà khoa học Trung Quốc

Những tác hại khôn lường từ thí nghiệm chỉnh sửa gene người của nhà khoa học Trung Quốc

Việc chỉnh sửa gene người có thể gây ra những hệ lụy mà chúng ta không lường trước được.

Đăng ngày: 03/12/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News