Cơ thể trong suốt của gấu nước "bất tử"

Các bộ phận bên trong cơ thể gấu nước phát sáng rực rỡ dưới kính hiển vi nhờ màu nhuộm huỳnh quang.

Cơ thể trong suốt của gấu nước bất tử
Gấu nước với phần bụng đầy thức ăn dưới kính hiển vi. (Ảnh: Tagide deCarvalho).

Bức ảnh chụp một con gấu nước với các cơ quan trong cơ thể được chụp bởi Tagide deCarvalho, quản lý Cơ sở chụp ảnh Keith Porter thuộc Đại học Maryland, Mỹ. Trong ảnh chụp dưới kính hiển vi, cấu tạo cơ thể của gấu nước trở nên nổi bật nhờ màu nhuộm huỳnh quang. Bức ảnh giúp deCarvalho lọt vào danh sách những người đoạt giải của cuộc thi nhiếp ảnh Olympus Image of the Year.

"Ngay khi quan sát mẫu vật rực rỡ này, tôi đã biết đó sẽ là bức ảnh đặc biệt. Tôi muốn chia sẻ những điều thú vị tôi trông thấy qua kính hiển vi với mọi người", deCarvalho chia sẻ.

Khi theo dõi gấu nước qua kính hiển vi, chúng ta không thể thấy nhiều màu sắc bởi sinh vật nhỏ bé này gần như trong suốt. Tuy nhiên, màu nhuộm huỳnh quang cho phép deCarvalho đánh dấu vị trí đường tiêu hóa của gấu nước, bao gồm phần miệng và bụng đầy thức ăn.

Gấu nước hay còn gọi là tardigade được cho là động vật bất tử trên thế giới. Sinh vật 8 chân này có chiều dài chưa đến một milimet, thường sống dưới nước. Chúng có thể tồn tại đến 30 năm mà không cần ăn, dù bị đóng băng, đun sôi, nghiền nát dưới sức ép lớn, thậm chí tiếp xúc với môi trường chân không và tia vũ trụ mà không hề hấn. Gấu nước sống sót trong dải nhiệt độ từ -271 tới 180 độ C, chịu đựng được bức xạ ở mức 5.700 grays, trong khi 10-20 grays là đủ để gây tử vong ở con người và hầu hết các loài động vật khác.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chim oanh

Chim oanh "lẻ bóng" 4 năm vì bộ lông bạch tạng

Một con chim oanh bạch tạng buộc phải sống đơn độc nhiều năm do không có phần ức màu đỏ đặc trưng giúp chim đực nhận ra bạn tình tiềm năng.

Đăng ngày: 08/04/2020
Rùa biển đồng loạt lên bờ đẻ trứng

Rùa biển đồng loạt lên bờ đẻ trứng

Bãi biển sạch và vắng khách do tác động của Covid-19 cung cấp môi trường sinh sản thuận lợi cho rùa biển ở miền đông Ấn Độ.

Đăng ngày: 08/04/2020
Các nhà khoa học phát hiện chim cánh cụt thực sự “nói chuyện” dưới nước

Các nhà khoa học phát hiện chim cánh cụt thực sự “nói chuyện” dưới nước

Giống như các loài chim biển khác, chim cánh cụt có thể kêu lớn trên đất liền, nhất là những nơi chúng sinh sản. Chúng sử dụng tiếng gọi này để liên lạc với bạn đời và họ hàng của chúng.

Đăng ngày: 06/04/2020
Kỳ quặc loài rắn kịch độc chỉ nằm nhử con mồi

Kỳ quặc loài rắn kịch độc chỉ nằm nhử con mồi

Không giống các con rắn độc khác, loài rắn hổ tử vong không chủ động săn mồi mà nằm một chỗ quẫy đuôi nhử con mồi tới rồi ăn thịt.

Đăng ngày: 01/04/2020
Nọc rắn có thể ra đời để tấn công kẻ thù chứ không phải để tự vệ

Nọc rắn có thể ra đời để tấn công kẻ thù chứ không phải để tự vệ

“Giết nó làm gì, không đụng gì tới nó thì nó đâu có cắn”, đây là câu nói mà nhiều người nhận được khi có ý định đập một con rắn khi nó bò vào nhà của họ.

Đăng ngày: 31/03/2020
Voi vào hang núi lửa tìm muối để ăn

Voi vào hang núi lửa tìm muối để ăn

Những động vật ăn cỏ lớn như voi thường tìm kiếm các mỏ khoáng sản tự nhiên để bổ sung lượng natri đưa vào cơ thể vì khoáng chất từ thực vật và nước không đủ natri.

Đăng ngày: 30/03/2020
Những động vật cách ly đồng loại mắc bệnh truyền nhiễm

Những động vật cách ly đồng loại mắc bệnh truyền nhiễm

Ong mật, tinh tinh, ếch trâu Mỹ hay tôm hùm gai Caribe thường chủ động tránh xa đồng loài nhiễm virus hoặc vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm.

Đăng ngày: 28/03/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News