Có tới 270 loài hổ mang khác nhau nhưng chỉ nhìn vào đây bạn sẽ biết đâu là hổ mang chúa!
Chỉ cần nhìn vào loại vảy này thì bạn sẽ dễ dàng nhận ra đâu là hổ mang chúa, đâu là các loài hổ mang khác.
Hổ mang chúa (tên khoa học là Ophiophagus hannah) tuy có tên là hổ mang nhưng chúng lại không thuộc chi hổ mang thực sự (chi Naja) với 270 loài khác nhau, mà lại là thành viên (duy nhất) của chi Ophiophagus.
Do đó giữa hổ mang chúa và các loài hổ mang khác như: hổ mang Trung Quốc, hổ mang đất, hổ mang phun nọc Đông Dương... vẫn có những đặc điểm khác biệt mà chỉ cần nhìn vào đấy thì bạn có thể dễ dàng phân biệt hổ mang chúa với các loài hổ mang khác.
Trên thế giới có rất nhiều loài rắn hổ mang khác nhau. (Ảnh: Pinterest).
Điều này rất có ý nghĩa với những chuyên gia về rắn vì chỉ cần liếc nhìn những đặc điểm này thì họ có thể phân biệt ngay đó là hổ mang chúa hay hổ mang thông thường. Ví dụ như họ chỉ nhìn thấy đầu con rắn thò ra trong bụi rậm hay nhìn 1 bức ảnh chụp chỉ có phần đầu chẳng hạn.
Độc giả có thể xem thêm những cách phân biệt hổ mang chúa và hổ mang thông thường tại đây.
Bài viết này sẽ cung cấp thêm một cách phân biệt khác mà chỉ cần nhìn vào đầu thì chúng ta có thể phân biệt được ngay đâu là đầu của 1 con rắn hổ mang chúa.
Vảy chẩm - loại vảy lớn trên đỉnh đầu chỉ có ở hổ mang chúa
Vảy chẩm (occipital scales) là phần vảy mở rộng nằm sau vảy đỉnh đầu (parietal scales), xem hình bên dưới:
Các loại vảy thuộc phần đầu của con rắn. (Ảnh: Wiki).
Vảy chẩm chỉ có ở hổ mang chúa. (Ảnh: P Gown Shankar).
Vảy chẩm (phần vảy màu cam). (Ảnh biên tập: Thành Luân)
Do đó, để nhận biệt rắn hổ mang chúa thì những chuyên gia về rắn có thể nhìn vào vị trí vảy chẩm ở trên. Nếu con rắn có hai vảy lớn này thì nó chính là một con rắn hổ mang chúa và ngược lại. Nếu không có thì là hổ mang thông thường hoặc một loài rắn khác.
Đầu của một con rắn chuột vua (tên khoa học: Elaphe carinata) khá giống đầu rắn hổ mang chúa nhưng không có vảy chẩm. (Ảnh: Thành Luân).
Ngoài cách nhìn vảy chẩm thì hổ mang chúa còn có một đặc điểm cũng nằm ở vùng đầu rất khác biệt so với các loài rắn hổ mang khác, đó là vảy nêm (cuneate scale).
Cụ thể, hổ mang chúa không có vảy nêm nằm ở miệng dưới, trong khi các loài hổ mang khác thì có.
Vị trí vảy nêm. (Ảnh: P Gown Shankar)
Như vậy để phân biệt một con rắn hổ mang chúa, ngoài những cách như nhìn vào kích thước, cổ, hoa văn phía sau cổ khi rắn bành mang ra... thì chúng ta còn có thể nhìn vào hai phần vảy này để nhận biết nhanh.

Tìm hiểu 6 lớp sinh vật cơ bản trên thế giới hiện nay
Thế giới động vật hiện nay được chia thành 6 lớp cơ bản, gồm có đơn giản nhất là lớp không xương sống và phức tạp nhất là lớp động vật có vú.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?
Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật
Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay
Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

Tại sao một số động vật vẫn "nhảy múa" dù bị cắt rời một bộ phận?
Đã bao giờ bạn sốc khi nhìn thấy những cái chân ếch bị cắt rời nhưng vẫn cử động chưa? Nguyên nhân tại sao và làm thế nào dù không có bộ não cũng như hệ thần kinh điều khiển nhưng một số bộ phận như thân, chân... có thể "nhảy múa" được?

Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật
Thế giới xung quanh ta vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá hết. Một trong số đó là những bí ẩn thú vị về thế giới động vật mà ngay đến cả những chuyên gia cũng không thể nào ngờ tới.
