Con người không ăn, không ngủ, không thở tối đa được bao lâu?
Cơ thể người không rắn rỏi như chúng ta thường nghĩ. Tuy nhiên, có những người lại thích thử thách chúng trước những giới hạn của tự nhiên.
Nhìn vào những con người này, ta có thể thấy được cơ chế bù trừ thần kì của cơ thể người trong tình trạng thiếu thức ăn và khí oxy để duy trì sự sống trong một thời gian đáng ngạc nhiên.
Dưới đây là 5 minh chứng cho sự chịu đựng siêu nhiên của con người:
1. 11 ngày đêm không ngủ
Giấc ngủ rất quan trọng với con người, chỉ cần hơn 1 tuần thiếu ngủ đã dẫn đến tình trạng suy kiệt hoặc thậm chí cái chết.
Năm 1965, cô gái 17 tuổi Randy Gardner lập kỷ lục thế giới không ngủ trong vòng 264.4 giờ, tương đương với 11 ngày 24 phút.
Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh tầm quan trọng của giấc ngủ đối với quá trình ghi nhớ và rèn luyện cũng như khả năng giữ tỉnh táo trong ngày kế tiếp. Bởi vậy thức liên tục như cô gái trên thật không tốt chút nào!
2. 22 phút nín thở
Kỷ lục nín thở lâu nhất được xác lập vào năm 2012 thuộc về anh chàng Stig Severinsen – một thợ lặn tự do người Đan Mạch – với thời gian nín thở kéo dài 22 phút.
Theo các nhà nghiên cứu, não bộ người bình thường sẽ ngừng hoạt động nếu không được cung cấp đủ Oxy trong khoảng 4 phút. Tuy nhiên, Severinsen đã đánh lừa thần chết bằng màn hít thở Oxy nguyên chất trong vòng 19 phút đồng hồ trước đó.
Điều này khiến cơ thể anh bão hòa với khí Oxy và vì thế nó có thể duy trì chức năng hoạt động của não bộ cả khi anh đang lặn sâu dưới nước.
3. 18 ngày nhịn ăn, uống
18 ngày là giới hạn cuối cùng của cơ thể con người nếu thiếu đi dưỡng chất.
Nước cung cấp thiết yếu cho cơ thể người nhiều hơn so với thức ăn. Nước chiếm 60% cơ thể người trưởng thành, đóng vai trò quan trọng trong quá trình bôi trơn các khớp xương, rửa trôi chất thải và điều hòa thân nhiệt.
Tuy nhiên, năm 1979, một người đàn ông khi ấy 18 tuổi có tên Andreas Mihavecs vô tình được tìm thấy trong tình trạng bị bỏ đói và lãng quên dưới phòng giam trong tầng hầm một nhà tù. Sự việc không chỉ gây kinh ngạc bởi sự sống sót thần kì mà còn dấy lên làn sóng phẫn nộ về sự tắc trách của chính quyền thời điểm đó. Mihavecs sau đó đã phải mất nhiều tuần để có thể hồi phục và trở lại như bình thường.
4. 437.7 ngày trong môi trường không trọng lực
Cơ thể người vốn sinh ra để thích nghi trong môi trường chịu tác động của trọng lực Trái Đất. Bởi vậy, các phi hành gia sinh hoạt trong môi trường chân không thường phải đối mặt với nguy cơ suy giảm về khối lượng và khả năng chịu đựng của cơ bắp và hệ tim mạch.
Cũng phải thú nhận rằng, sống trôi nổi trong không trung có vẻ rất thú vị, nhưng không phải trong suốt 437.7 ngày liên tục giống như kỷ lục thế giới về chuyến du hành vũ trụ dài ngày nhất được thiết lập bởi nhà du hành vũ trụ người Nga Valeri Polyakov năm 1995.
5. Nhiều năm không ánh sáng Mặt Trời
Một trong những trò mạo hiểm dành cho những con người liều lĩnh đó là chôn sống mình. Năm 2004, nhà ảo thuật người Séc Zdenek Zahradka thiết lập kỉ lục thế giới sau 10 ngày chôn trong quan tài, không ánh sáng, không ăn, không uống. Thứ duy nhất giúp anh duy trì sự sống đó là một chiếc ống thở.
Cuộc sống trong bóng tối nghe có vẻ không hề thú vị chút nào.
Tuy nhiên, kỉ lục thế giới dành cho người sống lâu nhất trong môi trường thiếu ánh sáng Mặt Trời lại thuộc về một em bé. Năm 2012, cảnh sát Nga đã phát hiện ra một giáo phái sống dưới lòng đất trong lãnh thổ nước Cộng hòa Tatarstan, nơi ghi nhận trường hợp nhiều con em của thành viên giáo phái này chưa một lần nhìn thấy ánh Mặt Trời.
Khoa học đã chứng minh, ánh sáng Mặt Trời là nguồn cung cấp vitamin D quan trọng giúp cơ thể hấp thụ Canxi để xương rắn chắc. Bên cạnh đó, nó còn đóng vai trò xúc tác quá trình đào thải serotonin, chất hỗ trợ điều hòa cảm xúc, tiêu hóa và giấc ngủ.

Vì sao nước nóng đông nhanh hơn nước lạnh?
Theo tạp chí Nhà khoa học mới của Anh, đôi lúc, tốc độ đóng băng của nước nóng nhanh hơn nhiều so với nước lạnh. Hiện tượng kỳ quái này đã làm đau đầu giới khoa học.

Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian?
Vì sao khi làm chứng minh thư cần lấy dấu vân tay? Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian không? Dấu vân tay và đường chỉ tay có quyết định số phận của từng con người hay không?

Ý nghĩa bao lì xì trao gửi tâm tình và tài lộc
Câu đối, thiệp chúc Tết, bao lì xì, mâm cơm tất niên là dấu hiệu báo mùa xuân đang chạm ngõ.

Có tới 12 loại cầu vồng và không phải lúc nào cũng có đủ 7 màu cơ bản
Hồi nhỏ đi học chúng ta đã được dạy là cầu vồng hình thành khi các hạt nước trong không khí hoạt động như một cái lăng kính nhỏ, uốn, chia tách ánh sáng từ Mặt Trời và khi có đủ nước, đủ ánh nắng thì chúng ta có một quan cảnh rực rỡ với 7 màu sắc đẹp mắt.

Những phong tục truyền thống cho năm mới may mắn
Mua đào, mai, bày mâm ngũ quả, xông đất, mua muối, lì xì, xin chữ, đi lễ chùa... là những phong tục đem lại may mắn, phước lành mỗi dịp Tết đến, xuân về ở Việt Nam.

Lịch sử phát triển xe đạp
Xe đạp là một phương tiện giao thông có lịch sử phát triển lâu đời và trước tình hình chi phí nhiên liệu leo thang, người ta lại tìm về với xe đạp như một giải pháp vừa tiết kiệm.
