Con người phải trả giá vì có bộ não lớn
Biến đổi trao đổi chất chịu trách nhiệm đối với quá trình tiến hóa khả năng nhận thức độc đáo của chúng ta chỉ ra rằng bộ não có lẽ đã bị đẩy tới giới hạn khả năng của nó. Nghiên cứu được công bố trên tờ Genome Biology đã tăng thêm sức nặng cho giả thuyết cho rằng bệnh tâm thần phân liệt chính là phó phẩm tai hại của quá trình tiến hóa của bộ não con người.
Philipp Khaitovich thuộc Viện nhân loại học tiến hóa Max – Planck và chi nhanh Thượng Hải của Học viện khoa học Trung Quốc đã chỉ đạo một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Cambridge, Leipzig và Thượng Hải. Họ đã nghiên cứu bộ não của những người khỏe mạnh và những người mắc chứng tâm thần phân liệt sau đó so sánh bộ não của họ với não khỉ nâu và tinh tinh. Khaitovich giải thích các nhà nghiên cứu tìm kiếm sự khác biệt trong biểu hiện gen cũng như nồng độ các chất chuyển hóa, cũng như “cơ chế phân tử phát hiện thấy tham gia vào quá trình tiến hóa khả năng nhận thức của con người bằng cách kết hợp dữ liệu sinh học từ hai hướng nghiên cứu là tiến hóa và y học”.
![]() |
Bệnh tâm thần phân liệt là phó phẩm của quá trình tiến hóa của bộ não con người. (Ảnh: downbeast) |
Họ đã xác định được biến đổi phân tử xảy ra trong quá trình tiến hóa của con người đồng thời tính toán cân nhắc các biến đổi phân tử quan sát được ở chứng bệnh tâm thần phân liệt – một chứng bệnh rối loạn tâm thần được cho là ảnh hưởng đến chức năng nhận thức như khả năng ngôn ngữ và các mối quan hệ xã hội phức tạp. Họ phát hiện ra rằng mức độ biểu hiện của nhiều gen cũng như các chất chuyển hóa biến đổi ở trường hợp mắc bệnh tâm thần phân liệt, đặc biệt là những người có liên quan đến trao đổi năng lượng cũng biến đổi nhanh chóng trong quá trình tiến hóa. Theo Khaitovich, “nghiên cứu mới cho thấy bệnh tâm thần phân biệt là sản phẩm phụ của việc tăng nhu cầu trao đổi chất trong quá trình tiến hóa của con người”.
Các tác giả kết luận rằng nghiên cứu đã lót đường cho rất nhiều nghiên cứu chi tiết khác. “Não của chúng ta rất đặc biệt so với tất cả các loài về nhu cầu trao đổi chất khổng lồ của nó. Nếu chúng ta có thể giải thích bằng cách nào não của chúng ta duy trì được dòng chảy trao đổi chất dữ dội, chúng ta sẽ có cơ hội tốt để tìm hiểu não hoạt động như thế nào cũng như tại sao đôi khi nó lại ngừng trệ”.
Trích dẫn: Metabolic changes in schizophrenia and human brain evolution; Philipp Khaitovich, Helen E Lockstone, Matthew T Wayland, Tsz M Tsang, Samantha D Jayatilaka, Arfu J Guo, Jie Zhou, Mehmet Somel, Laura W Harris, Elaine Holmes, Svante Pääbo and Sabine Bahn; Genome Biology 'in press'

Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người
Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một thiết bị "giải mã bộ não" cho phép họ có thể đọc được suy nghĩ riêng tư.

Con cái “giống” bố hay mẹ?
Theo các nhà khoa học, gene di truyền của bố mẹ là nhân tố quyết định chiều cao cho con.

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông
Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng
Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống
Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.
Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?
Câu hỏi tuần này: Có người khuyên tôi nên luyện tập thể dục nhiều hơn nhưng tôi đang lo sẽ có một số ảnh hưởng không tốt lắm vì năm nay tôi đã ở tuổi 73 rồi.
