Con người sẽ bị lai tạo với "quái vật bất tử" tardigrade?

Theo phó giáo sư Chris Mason (Đại học Weill Cornell – New York, Mỹ), trở ngại lớn nhất trong công cuộc chinh phục không gian của loài người chính là con người rất dễ bị tổn thương và không sống nổi trong môi trường bức xạ khắc nghiệt của vũ trụ xa xôi và những hành tinh khác.

Thậm chí những nghiên cứu mới nhất cho thấy sao Hỏa, hành tinh được cho là từng có sự sống, sở hữu nhiều đặc tính giống Trái đất và là người láng giềng kế cận, vẫn có bức xạ đủ giết chết hoặc khiến các phi hành gia mắc bệnh nan y.


Tardigrade, sinh vật không bị Trái đất làm biến đổi suốt 500 triệu năm và được cho là bất tử kể cả trong môi trường vũ trụ chân không - (ảnh: DOTTED YET).

Vì vậy, một phép lai tạo khó tin – đem DNA của một sinh vật có khả năng tồn tại tốt hơn con người trong không gian đưa vào tế bào người – có thể giúp bảo vệ các phi hành gia để họ hoàn thành sứ mạng trong tương lai. Phó giáo sư Mason cho biết sinh vật sẽ giúp chúng ta chính là một quái vật nhỏ bé và quen thuộc trong các nghiên cứu khoa học trước đây: tardigrade, còn gọi là "gấu nước" hay "bọ gấu nước".

Khác với các sinh vật khác trên trái đất, họ hàng nhà Tardigrade từ khi xuất hiện vào 500 triệu năm trước đã không bị quá trình tiến hóa biến đổi. Nó cũng được cho là một sinh vật bất tử vì dường như không một điều kiện sống khắc nghiệt nào có thể giết nổi nó. Ngoài việc sống được ở bất kỳ nơi nào trên trái đất, tardigrade còn được chứng minh là sống được trong… chân không.

Cách đây ít tháng, sau sứ mệnh mặt trăng của Israel, nhiều nhà khoa học nghi ngờ rằng mặt trăng đã bị chúng ta làm cho… có sự sống. Bởi lẽ một số tardigrade có thể đã theo tàu vũ trụ này lên đó và bị rơi trở lại. Với khả năng "bất tử" của mình, chắc chắn chúng vẫn sống khỏe!

Đề xuất về phép lai tạo gây sốc với tardigrade xuất phát từ kết quả của một cuộc nghiên cứu danh tiếng của NASA mà phó giáo sư Chris Mason là một trong những thành viên chủ chốt, được công bố gần đây.

Đó là nghiên cứu dựa trên 2 nhà du hành vũ trụ song sinh Mark Kelly và Scott Kelly, với bộ gene giống nhau trước đây. Ông Scott đã được đưa lên sống gần 1 năm trên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS, trong khi ông Mark ở lại Trái đất. Sau thời gian đó, các nhà khoa học đã tìm ra những thay đổi khó tin trong bộ gene của ông Scott, khi đem đối chiếu lại với ông Mark. Thay đổi này được cho là do môi trường ngoài vũ trụ gây nên dẫu trạm ISS vốn rất gần quê hương Trái đất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Các quốc gia ăn gì vào dịp Lễ Phục sinh?

Các quốc gia ăn gì vào dịp Lễ Phục sinh?

Lễ Phục Sinh được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người theo Kitô giáo để tưởng niệm sự kiện phục sinh của Chúa Giêsu từ cõi chết.

Đăng ngày: 01/04/2025
Tuyệt chiêu

Tuyệt chiêu "thôi miên tâm lý" giúp bạn nhận nhiều tiền lì xì

Dưới đây xin được giới thiệu tới các bạn cách một vài bí kíp để săn được nhiều tiền lì xì trong dịp tết này.

Đăng ngày: 01/04/2025
Cách xác định hướng đơn giản bằng mặt trời và kinh nghiệm

Cách xác định hướng đơn giản bằng mặt trời và kinh nghiệm

Có nhiều cách để xác định phương hướng nhưng xác định hướng bằng mặt trời là phương pháp đơn giản nhất.

Đăng ngày: 01/04/2025
Bí kíp

Bí kíp "thao túng tâm lý" giúp bạn thuyết phục được người khác

Cùng điểm lại một vài tuyệt chiêu giúp bạn thôi miên những người xung quanh giúp ta "bảo gì nghe nấy".

Đăng ngày: 01/04/2025
Tại sao có người nhớ rõ đã mơ gì, có người lại không?

Tại sao có người nhớ rõ đã mơ gì, có người lại không?

Một số người thường nhớ rõ về những gì diễn ra trong giấc mơ, trong khi những người khác lại không nhớ gì.

Đăng ngày: 01/04/2025
Những bí mật thú vị về cây thông Noel

Những bí mật thú vị về cây thông Noel

Khi nhiệt độ xuống thấp, các mô cây đông cứng, trong suốt như thủy tinh, rừng cây là nhà của loài nhện tarantula, cây cao nhất có thể lên đến 130m, có thể tạo ra hệ sinh thái riêng biệt

Đăng ngày: 31/03/2025
14 sự thật ít biết về múi giờ

14 sự thật ít biết về múi giờ

Bạn thắc mắc về thời gian? Tại sao trên thế giới lại có quá nhiều múi giờ khác nhau như vậy? Chúng mình cùng tìm hiểu nhé!

Đăng ngày: 31/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News