Công bố bất ngờ về nguồn gốc Mặt trăng

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ và Nhật, Mặt trăng có nguồn gốc là 1 phần "thức ăn thừa đông lạnh" từ "đại dương mắc ma" của Trái đất cổ đại.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature Geoscience đã vẽ nên một kịch bản thú vị từ 4,5 tỉ năm trước, khi một hành tinh kích cỡ sao Hỏa đã "đi lạc" vào khoảng không gian giữa sao Kim và Trái đất rồi đâm thẳng vào Trái đất non trẻ.

Khi đó, Trái đất còn bị bao phủ bởi một đại dương mắc ma – tức đá nóng chảy, một hình thức của dung nham khi còn nằm trong lòng đất - sâu đến 1.500km.


Ảnh minh họa về khoảnh khắc hành tinh giả thuyết kích cỡ sao Hỏa va chạm và bị Trái đất cổ đại đầy mắc ma nuốt trọn - (Ảnh: SHUTTERSTOCK).

Vụ va chạm đã khiến hành tinh đó bị Trái đất nuốt gọn vào đại dương mắc ma nóng bỏng của mình. Vô số mắc ma và có thể cả một phần của hành tinh xấu số bắn tung vào vũ trụ. Nhiều mảnh vật chất rơi trở lại Trái đất nhưng nhiều mảnh khác biến thành một "vòng nhẫn" vật chất xoay xung quanh hành tinh của chúng ta, gần giống vòng vật chất đang bao quanh Sao Thổ nhưng nhỏ hơn nhiều. Mắc ma vốn nóng bỏng khi còn trên Trái đất nhưng nhanh chóng bị không gian vũ trụ làm nguội lạnh.

Theo thời gian, những vật chất đó được nhóm khoa học gia đến từ nhiều đơn vị nghiên cứu của Mỹ và Nhật ví như những mẩu thức ăn thừa từ vụ Trái đất nuốt hành tinh, đã tụ lại thành thiên thể mà ngày nay chúng ta gọi là Mặt trăng.

Nhà địa vật lý Shun-ichiro Karato, đến từ Đại học Yale (Mỹ), một trong các tác giả cho biết họ tin rằng có tới 80% Mặt trăng được làm từ vật liệu nguyên sinh của Trái đất, tức những gì Trái đất bắn lên không gian do vụ va chạm.

Điều này phù hợp với các nghiên cứu trước đó cho thấy thành phần hóa học của Trái đất và Mặt trăng tương đồng với nhau.

Hành tinh giả thuyết có kích cỡ sao Hỏa mà nhóm nghiên cứu vừa đề cập từng được nhiều nhà khoa học khác nhắc đến, với tên gọi phổ biến là "Theia". Trong thần thoại Hy Lạp, Theia là vị Titan đã sinh ra nữ thần Mặt trăng Selene. Trong nghiên cứu công bố năm 2018 của Đại học Bristol (Anh), chính Theia huyền thoại đã khởi động các chuỗi phản ứng tạo ra sự sống trênTrái đất, còn nghiên cứu công bố tháng 1/2019 của Đại học Texas (Mỹ) thậm chí cho rằng chính Theia đã đem các "khối xây dựng sự sống" đến hành tinh chúng ta.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 31/03/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 30/03/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
10 câu đố vui về vũ trụ

10 câu đố vui về vũ trụ

Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì

Đăng ngày: 25/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Đăng ngày: 06/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News