Công bố nguyên nhân mới gây bệnh Alzheimer
Các nhà khoa học mới công bố rằng thủ phạm gây ra bệnh Alzheimer có thể là chính cơ chế phòng vệ tự nhiên của cơ thể trước bệnh ung thư, phá hủy não khi chúng ta trở nên già yếu.
Các nhà khoa học Mỹ mới phát hiện ra rằng khi các tế bào não bị lão hóa và số lượng ADN do các tế bào này sinh ra có chất lượng không tốt, chúng sẽ không phân chia và bắt đầu sinh ra những protein có hại.
Các nhà khoa học cho rằng hệ thống miễn dịch, chống lại những tế bào lỗi, có thể phát triển thành ung, bướu, đã “có công” trong việc bảo vệ các cơ quan nội tạng của cơ thể, ngăn chặn bệnh ung thư.
Nhưng hiện giờ, tuổi thọ của con người đang được nâng cao, vì thế quá trình chuyển đổi tế bào (quá trình tế bào lão hóa) có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh Alzheimer. Khi não của chúng ta già đi, hàng triệu tế bào cũng bắt đầu lão hóa, điều này đồng nghĩa với việc sẽ không còn đủ tế bào khỏe mạnh để đẩy những mảng bám (những tế bào đã lão hóa) đang tích tụ trong não của bệnh nhân Alzheimer đi. Các mảng bám khiến nhiều tế bào ngừng phân chia, khiến não bộ bị lão hóa nhanh chóng hơn.
Khi não của chúng ta già đi, hàng triệu tế bào cũng bắt đầu lão hóa, điều này đồng nghĩa với việc sẽ không còn đủ tế bào khỏe mạnh để đẩy những mảng bám (những tế bào đã lão hóa) đang tích tụ trong não của bệnh nhân Alzheimer đi.
Tiến sỹ Claudio Torres của trường cao đẳng y Philadenphia, thuộc đại học Drexel đã cho các tế bào não vào chất H202 (hydro peroxide) để đẩy nhanh quá trình lão hóa của tế bào não. Ông phát hiện ra rằng các tế bào não đã ngừng phân chia và bắt đầu sản sinh ra một số lượng lớn các protein dễ bị viêm nhiễm.
Nghiên cứu của tiến sỹ Claudio Torres đã chỉ ra rằng ở những người ở độ tuổi 80, 90 khỏe mạnh có tới 30% tế bào não đã bị lão hóa, nhưng ở những người bị bệnh Alzheimer thì con số này là 40%.
Tiến sỹ cho rằng nghiên cứu của ông có thể mở ra một hướng nghiên cứu mới đối với căn bệnh. Theo tiến sỹ Torres, việc ngăn chặn quá trình lão hóa của các tế bào có thể dẫn tới bệnh ung thư, nhưng nếu lọai bỏ được các tế bào lỗi thì có thể giúp ngăn chặn được bệnh Alzheimer.
Tham khảo: Telegraph

Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người
Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một thiết bị "giải mã bộ não" cho phép họ có thể đọc được suy nghĩ riêng tư.

Con cái “giống” bố hay mẹ?
Theo các nhà khoa học, gene di truyền của bố mẹ là nhân tố quyết định chiều cao cho con.

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông
Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng
Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống
Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Cẩm nang đặc biệt giúp giữ ấm khi đi chơi tuyết
Sapa đang vào những ngày nhiệt độ giảm cực mạnh, băng tuyết xuất hiện đã trở thành hiện tượng kỳ thú và hấp dẫn.
