Công nghệ của NASA có thể sạc đầy ôtô điện trong 5 phút
Công nghệ kiểm soát nhiệt độ được phát triển cho các nhiệm vụ không gian của NASA có tiềm năng rút ngắn đáng kể thời gian sạc xe điện.
Một công nghệ thử nghiệm của NASA để làm mát thiết bị trong không gian có thể giúp giảm đáng kể thời gian sạc xe điện, Interesting Engineering hôm 10/10 đưa tin. Công nghệ mới cải thiện sự truyền nhiệt từ cáp sạc và có thể tăng đáng kể lượng điện mà các bộ sạc ngày nay cung cấp được cho xe điện. Điều này sẽ giảm mạnh thời gian sạc, thậm chí cho phép sạc từ 0% - 100% trong vòng 5 phút hoặc ít hơn, theo NASA.
Cận cảnh phích cắm của trạm sạc điện công nghiệp. (Ảnh: Chiradech/iStock)
NASA cho biết, dòng điện khoảng 1.400 ampe sẽ đủ để sạc một chiếc ôtô trung bình trong vòng 5 phút. Cơ quan này giải thích, các bộ sạc tiên tiến cung cấp dòng điện 520 ampe, trong khi các bộ sạc tiêu chuẩn thường cung cấp dòng điện dưới 150 ampe. Nếu tăng cao hơn 520 ampe, vấn đề xảy ra là bộ sạc bắt đầu tỏa nhiệt nhiều hơn đáng kể, thậm chí có khả năng gây nguy hiểm cho người dùng.
Tuy nhiên, NASA đã thử nghiệm một công nghệ có thể làm mát dây cáp mang điện tích cao một cách an toàn. Một nhóm chuyên gia từ Đại học Purdue đã phát triển Thí nghiệm Ngưng tụ và Sôi dòng chảy (FBCE) với sự tài trợ của NASA. Cụ thể, họ thực hiện các thí nghiệm truyền nhiệt và dòng chất lỏng trong môi trường vi trọng lực trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).
Về cơ bản, họ sử dụng cáp làm mát bằng chất lỏng trên ISS để thử nghiệm phương pháp mới. Chất lỏng khi được dẫn tới các dây cáp nóng sẽ ở trạng thái cận mát, nghĩa là dưới nhiệt độ sôi. Sử dụng công nghệ FBCE, nhóm nghiên cứu từ Đại học Purdue đã đạt được mức 2.400 ampe trên một sợi cáp.
Con số này cao hơn rất nhiều so với 1.400 ampe - mức cần thiết để sạc ôtô trong 5 phút. Dù vậy, thử nghiệm này mới chỉ diễn ra trong phòng thí nghiệm có kiểm soát, khác với thử nghiệm trên ôtô trong điều kiện thực tế.
Trong tương lai, theo NASA, công nghệ mới có tiềm năng cung cấp dòng điện gấp 4,6 lần các bộ sạc xe điện nhanh nhất trên thị trường hiện nay bằng cách loại bỏ tới 24,22 kilowatt nhiệt, nhờ đó loại bỏ một trong những vấn đề chính khi sử dụng xe điện là thời gian sạc dài.

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Giày phản lực: Lắp vào là tự bơi, thợ lặn chiến đấu tung hoành dưới biển!
Không cần phải tự bơi, giày phản lực giúp thợ lặn tự di chuyển với vận tốc 4 hải lý/giờ, vừa tiết kiệm sức lựa, vừa rảnh tay làm những việc khác.

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?
AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.
