Công nghệ mới dùng hơi thở để mở khóa điện thoại

Công nghệ này sử dụng hơi thở của con người để nhận diện và độ chính xác có thể đạt đến 97%.

Từ trước đến nay, con người đã thử rất nhiều công nghệ giúp nhận diện và bảo mật trên smartphone như mật khẩu, hình vẽ, vân tay, nhận diện khuôn mặt… Tuy nhiên, không phương pháp bảo nào có độ bảo mật và hoạt động hoàn hảo trong thực tế. Do đó, các nhà khoa học đã tìm ra một công nghệ nhận diện hoàn toàn mới: nhận diện bằng hơi thở.


Đây là công nghệ sinh trắc học mới ngoài nhận diện khuôn mặt, vân tay... (Ảnh: Zenger).

Cụ thể, các nhà nghiên cứu tại Đại học Kyushu và Đại học Tokyo đã công bố một phương pháp mở khóa smartphone mới. Họ khẳng định người dùng chỉ cần thở để mở khóa điện thoại của mình. Đồng thời, độ chính xác của công nghệ này đạt mức 97% chỉ trong bài kiểm tra đầu tiên.

Nói về lợi ích của phương pháp nhận diện bằng hơi thở so với vân tay truyền thống, Chaiyanut Jirayupat, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết công nghệ này được phát triển dựa trên điểm đặc trưng của mỗi cá nhân nhưng lại không hề thể hiện quá rõ ràng.

“Các đặc điểm vật lý như vân tay, khuôn mặt có thể bị sao chép hoặc thay đổi nếu gặp chấn thương”, ông cho biết. Vì thế, mùi hương của con người trở thành đặc điểm nhận dạng sinh trắc học mới. Các thiết bị chỉ cần xác định “loại khí” đặc trưng được tạo ra bởi da người.

Theo Gizchina, phương pháp này sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) có tên là “mũi điện tử” (Electronic nose) cùng với hệ thống cảm biến bằng khứu giác. Nhờ đó, công nghệ có thể phân tích các mùi hương trong không khí và xác định chính xác thành phần có trong mùi hương.


Người dùng chỉ cần thở là đã có thể mở khóa điện thoại. (Ảnh: Gizchina).

Áp dụng với cơ thể người, trên thực tế, hơi thở của chúng ta được cấu thành từ rất nhiều hợp chất. Mỗi khi dùng bữa, hơi thở của con người lại thay đổi theo thức ăn nạp vào. Do đó, mỗi người đều có một chất hóa học đặc trưng trong hơi thở. Chất hóa học này thậm chí còn có thể ứng dụng để xác định một số căn bệnh như tiểu đường.

Nghiên cứu của Đại học Kyushu và Đại học Tokyo đã tìm ra ít nhất 28 hợp chất có trong hơi thở của con người bằng cách sử dụng cảm biến khứu giác khác nhau. Các nhà khoa học còn tận dụng công nghệ máy học để phân tích thành phần hóa học có trong hơi thở, sau đó nhận diện danh tính của từng người.

Điều bất ngờ là tỷ lệ kết quả chính xác đạt đến 97,8%. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa đủ để chứng minh rằng nhận diện bằng hơi thở sẽ thay thế cho các công nghệ khác. Cụ thể, nhận diện khuôn mặt đạt độ chính xác lên đến 99,97%, trong khi vân tay lại đạt 98,6%.

Bên cạnh đó, phương pháp này cũng có hạn chế. “Da người thường không tạo ra đủ khí ga để các thiết bị nhận diện”, nhà nghiên cứu Chaiyanut Jirayupat cho biết.


Cảm biến khứu giác giúp thiết bị nhận diện hơi thở người dùng. (Ảnh: Zenger).

Theo Gizchina, mở khóa điện thoại bằng hơi thở không phải là phương pháp quá kỳ lạ. Trước đó, có nhiều công nghệ nhận diện sinh trắc học sử dụng các đặc trưng khác của con người.

Đơn cử như Amazon đã dùng máy quét lòng bàn tay để xác nhận thanh toán trên Amazon One. Mastercard cũng phát triển phương pháp nhận diện mới dựa trên dáng đi của mỗi người. Ngoài ra, mống mắt, ADN, vân tai, tĩnh mạch ngón tay… cũng được đưa vào các công nghệ xác thực danh tính.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nano trong một thế giới cực nhỏ

Nano trong một thế giới cực nhỏ

Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Đăng ngày: 04/04/2025
Giày phản lực: Lắp vào là tự bơi, thợ lặn chiến đấu tung hoành dưới biển!

Giày phản lực: Lắp vào là tự bơi, thợ lặn chiến đấu tung hoành dưới biển!

Không cần phải tự bơi, giày phản lực giúp thợ lặn tự di chuyển với vận tốc 4 hải lý/giờ, vừa tiết kiệm sức lựa, vừa rảnh tay làm những việc khác.

Đăng ngày: 03/04/2025
Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai

Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

Đăng ngày: 30/03/2025

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?

AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Đăng ngày: 30/03/2025
Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu

Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Đăng ngày: 16/03/2025
Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo

Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Đăng ngày: 14/03/2025
Skarper DiskDrive: Món phụ kiện giúp xe đạp chuyển động nhưng lại gắn vào phanh?

Skarper DiskDrive: Món phụ kiện giúp xe đạp chuyển động nhưng lại gắn vào phanh?

Điểm đặc biệt của sản phẩm này là không gắn vào bộ chuyển động của xe mà lại gắn vào phanh đĩa, di chuyển phanh để truyền động từ bánh sau.

Đăng ngày: 06/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News