Phát triển robot tí hon có khả năng biến đổi để vận chuyển thuốc trong cơ thể người

Robot mềm điều khiển bằng nam châm có thể tự chia tách thành nhiều phần nhỏ để luồn lách qua lối hẹp, sau đó tái hợp khi đến đích.

Phát triển robot tí hon có khả năng biến đổi để vận chuyển thuốc trong cơ thể người
Robot ferrofluidic tự tách thành các phiên bản nhỏ của chính nó.

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Tô Châu (Trung Quốc) cùng các đồng nghiệp từ Viện Hệ thống Thông minh Max Planck (Đức) và Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân (Trung Quốc) phát triển robot mềm có thể tự tách thành những phần nhỏ hơn để di chuyển qua không gian hẹp, sau đó tái hợp.

Khả năng đặc biệt giúp robot mới có thể trở nên hữu ích trong việc vận chuyển thuốc. Đường đi trong cơ thể người đầy những đoạn quanh co, nhỏ hẹp và rào chắn gần như không thể xuyên qua. Robot lớn không thể xâm nhập, trong khi robot nhỏ lại không thể mang nhiều thuốc, đôi khi không đáp ứng được yêu cầu của việc điều trị.

Robot mới với khả năng thay đổi hình dạng giúp giải quyết vấn đề trên bằng cách biến thành đàn robot tí hon, sau đó hợp nhất lại khi đến đích. Nhóm nghiên cứu chế tạo nó bằng nước từ (ferrofluid), một dạng huyền phù (hỗn hợp gồm các hạt rắn nằm rải rác trong chất lỏng mà không hòa tan) của oxit sắt và dầu hydrocarbon. Họ dùng nam châm xoay hình cầu để tác dụng lực lên hỗn hợp, khiến nó tự tách thành nhiều mảnh hoặc tự dài ra để đi qua những lối hẹp.

Để chứng minh tiềm năng của robot trong việc di chuyển qua các động mạch và mao mạch người, nhóm chuyên gia chế tạo một mê cung với những đoạn rộng và hẹp khác nhau. Bằng cách tách thành những phần nhỏ, robot có thể đến cuối mê cung thành công.

Tuy nhiên, các nhà khoa học thừa nhận, robot mới cần vượt qua nhiều trở ngại trước khi được ứng dụng thực tế trong lĩnh vực y sinh. Trở ngại lớn nhất là hệ thống điều khiển từ trường vì hệ thống này cần chính xác và đủ mạnh để xuyên qua mô người.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Các nhà khoa học phát triển loại camera dưới nước không cần pin

Các nhà khoa học phát triển loại camera dưới nước không cần pin

Các nhà nghiên cứu ở Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) phát triển loại camera mới không cần pin và truyền ảnh chụp không dây qua mặt nước.

Đăng ngày: 29/09/2022
Siêu máy tính dự báo bão ngày càng chính xác

Siêu máy tính dự báo bão ngày càng chính xác

Mỗi bản nâng cấp siêu máy tính của Cơ quan Thời tiết Quốc gia Mỹ có kích thước bằng 10 chiếc tủ lạnh, sức mạnh 12,1 petaflop chỉ để nâng cao khả năng dự báo các cơn bão.

Đăng ngày: 28/09/2022
Công nghệ của Elon Musk mà các ông lớn đều thèm muốn

Công nghệ của Elon Musk mà các ông lớn đều thèm muốn

Tham vọng của Starlink giúp mọi nơi trên Trái đất đều có thể truy cập Internet tốc độ cao, ứng dụng cần thiết với nhiều ông lớn ngành vận tải và các nhà mạng viễn thông.

Đăng ngày: 26/09/2022
Khẩu trang thông minh có thể phát hiện Covid-19, cúm và các bệnh hô hấp khác

Khẩu trang thông minh có thể phát hiện Covid-19, cúm và các bệnh hô hấp khác

Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển một loại khẩu trang điện tử sinh học, có thể phát hiện các bệnh đường hô hấp, gồm cả Covid-19 và cúm.

Đăng ngày: 26/09/2022
Thiết bị khiến chó ngừng sủa trong

Thiết bị khiến chó ngừng sủa trong "một nốt nhạc"

Những chú chó có tiếng sủa lớn và dai dẳng thường xuyên làm phiền người nuôi và ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Tuy nhiên, với thiết bị đặc biệt này, chó sẽ ngừng sủa ngay lập tức.

Đăng ngày: 24/09/2022
Xe bay sạc nhanh tốc độ lên tới 225km/h

Xe bay sạc nhanh tốc độ lên tới 225km/h

Xe bay H1 mất khoảng 20 phút để sạc pin từ 20% lên 80%, có phạm vi bay gần 100 km và chở được hai người.

Đăng ngày: 22/09/2022
Sản xuất xăng máy bay từ không khí và điện mặt trời, giấc mơ đã thành sự thật

Sản xuất xăng máy bay từ không khí và điện mặt trời, giấc mơ đã thành sự thật

Thay vì phải dựa vào nguồn khai thác từ nguyên liệu hóa thạch, giờ đây loại nhiên liệu phổ biến cho máy bay phản lực có thể sản xuất hoàn toàn sạch và không phát thải ra môi trường.

Đăng ngày: 16/09/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News