Công nghệ nhìn xuyên thân máy bay của NASA
Không chỉ lướt cực êm, máy bay siêu thanh X-59 còn trang bị hệ thống tầm nhìn nhân tạo giúp loại bỏ vòm kính ở buồng lái.
Máy bay siêu thanh có tốc độ rất nhanh nhưng có một vấn đề đặc trưng là tạo ra tiếng nổ vượt quá ngưỡng nghe. Khi máy bay di chuyển nhanh hơn tốc độ âm thanh, sóng xung kích hình thành và lan xa từ phương tiện, kết quả người dân trên mặt đất cách đó hàng kilomet có thể nghe thấy tiếng nổ siêu thanh. NASA đang hợp tác với công ty Lockheed Martin Skunk Works để cách mạng hàng không thông qua máy bay X-59 Quiet SuperSonic Technology (QueSST), có thể giảm tiếng nổ siêu thanh xuống mức hầu như không thể nghe thấy.
Thiết kế máy bay siêu thanh X-59 của NASA. (Ảnh: NASA)
Máy bay X-59 một chỗ ngồi mới dài 30 m, rộng 9 m, bay hành trình ở độ cao 16,7 km trong khi di chuyển ở tốc độ 1.488 km/h. Tuy nhiên, phương tiện không có cửa sổ hướng về mặt trước. Thay vào đó, mẫu máy bay sẽ hoạt động dựa vào Hệ thống tầm nhìn eXternal (XVS) do NASA phát triển.
Theo Forbes, người phụ trách XVS của NASA, Randy Bailey, cho biết hệ thống tầm nhìn nhân tạo này giúp phi công quan sát một phương tiện bay đang đến gần. Thông thường, máy bay phải dựa vào thông tin từ trung tâm kiểm soát không lưu để cập nhật về đường bay của phương tiện hàng không khác.
X-59 không sử dụng vòm kính che buồng lái hướng về mặt trước để duy trì hình dáng mũi nhọn giống cây kim. Thay vào đó, phương tiện ứng dụng công nghệ "cửa sổ điện tử". Hệ thống cửa sổ điện tử XVS của NASA bao gồm hai camera độ phân giải cao và màn hình theo dõi 4K. Camera đầu tiên nằm ở trên đầu máy bay, hơi chếch với buồng lái, cho phép phi công "nhìn" xuyên qua mây mù.
Camera thứ hai nằm bên dưới mũi máy bay có thể mở rộng khi cất cánh và hạ cánh. Theo thiết kế này, máy bay có tầm quan sát toàn diện và không cần tới cửa sổ. Hệ thống XVS của NASA đã cung cấp mọi thông tin thị giác để phi công điều khiển máy bay an toàn.

Xe đua bay có thể tăng tốc lên 100km/h trong 2,8 giây
Hai chiếc xe đua bay Airspeeder Mk3 không người lái lần đầu tiên thử nghiệm cùng bay lượn trên bầu trời.

Đức ra mắt tàu tự lái đầu tiên chạy trên đường ray truyền thống
Đức hôm 11/10 trình làng đoàn tàu tự lái đầu tiên hoạt động trên mạng lưới đường sắt sẵn có ở thành phố Hamburg.

Quân đội Mỹ muốn tích hợp ''cơ bắp sinh học'' cho robot
Robot là để phục vụ sinh vật sống, nhưng giờ một phần của sinh vật sống đã được đưa vào robot.

Startup biến khí thải CO2 thành kim cương
Hiện tượng nóng lên toàn cầu đang thúc đẩy các công ty khởi nghiệp thu giữ CO2 trong khí quyển và biến nó thành sản phẩm có lợi nhuận.

Loại bê tông mới tự vá vết nứt bền tới 50 năm
Các nhà nghiên cứu thiết kế một loại bê tông mới siêu bền có khả năng tự vá vết nứt giúp tăng tuổi thọ cho công trình trong môi trường khắc nghiệt.

Thụy Sĩ xây dựng trạm sạc xe điện siêu tốc chỉ cần sạc trong 15 phút
Trạm sạc nhanh nhất thế giới của công ty Thụy Sĩ có thể phục vụ 4 xe cùng lúc, giảm nỗi lo ngại về thời gian chờ cho người lái.
