Công nhân Đức tình cờ khai quật được con đường gỗ 800 năm tuổi

Các công nhân xây dựng Đức tình cờ phát hiện một con đường cổ xưa bị chôn vùi dưới lòng đất trong quá trình lắp đặt đường ống dẫn khí.


Con đường gỗ 800 năm tuổi bị chôn vùi dưới lòng đất ở Berlin. (Video: AFP)

Trên công trường xây dựng ở trung tâm thủ đô Berlin, các nhà khảo cổ đã khai quật được khoảng 50 m của một con đường gỗ có từ thế kỷ 13. Công trình nằm cách mặt đất 2,5 m, ẩn bên dưới một khu vực là phố Stralauer ngày nay và được bảo quản trong tình trạng tuyệt vời, có thể là do nó nằm gần sông Spree.

"Đây là con phố lâu đời nhất ở Berlin, đã tồn tại 800 năm trước. Do được xây dựng bên sông, nó nằm trong một môi trường rất ẩm ướt, và nhờ nước, gỗ được bảo vệ khỏi oxy", Michael Malliaris, trưởng nhóm khai quật, giải thích.

Vào sáng 3/2, hàng chục nhà khảo cổ và tình nguyện viên đã dọn đất bằng xẻng và bay để tìm kiếm dấu vết của bánh xe hoặc lốt chân người, động vật. Tuy nhiên, không có gì được lưu lại trên phần gỗ của con đường, "có thể do nó nhanh chóng bị bao phủ bởi nước".


Con đường mới khai quật dẫn đến một khu chợ cổ xưa ở Berlin vào thế kỷ 13.

Được làm bằng các khúc gỗ sồi, thông và bạch dương, con đường mới khai quật dẫn đến một khu chợ cổ xưa ở Berlin vào thế kỷ 13. Ngày nay, địa điểm này đã trở thành trục giao thông huyết mạch của thành phố.

Bất chấp những giá trị lịch sử, các nhà chức trách nói rằng công việc thi công sẽ phải tiếp tục, và con đường sẽ bị thay thế bằng đường ống dẫn khí và điện. Nó sẽ bị phá hủy phần lớn để nhường chỗ cho công trình mới.

"Chúng tôi muốn giữ một phần nhỏ của nó và trưng bày trong viện bảo tàng để mọi người có thể nhớ về lịch sử của nơi này", Malliaris nói thêm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Đăng ngày: 25/04/2025
Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm

Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Đăng ngày: 25/04/2025
Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Đăng ngày: 16/04/2025
Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tìm thấy giống loài

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng

Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Đăng ngày: 08/04/2025
Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đăng ngày: 06/04/2025
Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Đăng ngày: 06/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News