Năm 2022: Thế giới đón 2 trăng máu, 2 nhật thực vào những thời điểm nào?

Cả 2 lần nguyệt thực đều là trăng máu, tức nguyệt thực toàn phần, trong khi nhật thực là nhật thực một phần.

1. "Nhật thực Nam Cực" tháng 4

Vào ngày 30-4, hiện tượng nhật thực một phần sẽ xuất hiện trên bầu trời khu vực phía Nam của Nam Mỹ, một phần Nam Cực, Thái Bình Dương và Đại Tây dương. Như vậy, hầu hết khu vực quan sát lại nằm ở nơi không người của thế giới.

Trong lần nhật thực này, mặt trăng chỉ "ăn" một phần nhỏ Mặt Trời, ngay cả giai đoạn cực đại thì tỉ lệ che lấp cũng chưa tới 40%.

2. "Trăng hoa máu" tháng 5

Hiện tượng nguyệt thực toàn phần này có thể nhìn thấy ở khu vực Bắc và Nam Mỹ, châu Âu, châu Phi và một phần Tây Á, cùng một số phần đại dương bao quanh các lục địa nói trên.

Giai đoạn "đỉnh" của nguyệt thực rơi vào 4 giờ 11 phút rạng sáng 16-5 theo giờ quốc tế, tức 11 giờ 11 phút theo giờ Việt Nam, đồng nghĩa với việc chúng ta không thể quan sát.

3. "Lưỡi liềm ánh sáng" tháng 10

Năm 2022: Thế giới đón 2 trăng máu, 2 nhật thực vào những thời điểm nào?
Nhật thực tháng 10 khi đạt đỉnh - (Ảnh: Time and Date).

Nhật thực một phần xảy ra vào ngày 25-10 có thể nhìn thấy ở khu vực châu Âu, Bắc Phi, Trung Đông và Tây Á. Độ che phủ của nhật thực này rất cao, vào giai đoạn đỉnh điểm Mặt Trời chỉ còn là một lưỡi liềm ánh sáng mỏng.

4. "Trăng sương giá" hóa trăng máu, nhìn thấy từ Việt Nam

Năm 2022: Thế giới đón 2 trăng máu, 2 nhật thực vào những thời điểm nào?
Ảnh mô tả về "trăng máu sương giá" nhìn từ TP HCM - (Ảnh: Time and date)

Vào lúc hoàng hôn ngày 8-11, người Việt Nam sẽ có cơ hội quan sát "trăng máu", tức nguyệt thực toàn phần dù đất nước chúng ta không phải là nơi thuận lợi nhất để quan sát, sẽ bỏ lỡ một số giai đoạn của nguyệt thực.

Hiện tượng sẽ kéo dài suốt vài 3 giờ 33 phút, bắt đầu lúc 17 giờ 22 phút (giờ Việt Nam), đạt đỉnh lúc 17 giờ 59 phút và kết thúc lúc 20 giờ 56 phút. Trong khoảng thời gian từ khi bắt đầu đến 18 giờ 42 phút, màu đỏ sẽ bao phủ tòa bộ mặt trăng sau đó lui dần.

Khu vực quan sát trăng máu thuận lợi nhất là khu vực phía Tây Canada và Mỹ, Đông Bắc Á và phần lớn Thái Bình Dương, Bắc Băng Dương.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tiểu hành tinh bay đồng hành với Trái đất 4.000 năm

Tiểu hành tinh bay đồng hành với Trái đất 4.000 năm

Tiểu hành Trojan đường kính 1,3 km sẽ bay cùng Trái Đất theo quỹ đạo xung quanh Mặt Trời ở khoảng cách an toàn.

Đăng ngày: 04/02/2022
Nhiều dấu hiệu lạ từ lỗ đen trung tâm Ngân Hà: Quái vật trỗi dậy?

Nhiều dấu hiệu lạ từ lỗ đen trung tâm Ngân Hà: Quái vật trỗi dậy?

Các nhà khoa học liên tiếp ghi nhận những điều khó lý giải về lỗ đen quái vật Sagittarius A*, thứ tưởng như đã là con quái vật ngủ yên giữa trung tâm thiên hà chứa Trái Đất Milky Way (Ngân Hà).

Đăng ngày: 03/02/2022
Phát hiện ngoại hành tinh có khí quyển nhiều tầng như Trái đất

Phát hiện ngoại hành tinh có khí quyển nhiều tầng như Trái đất

Di chuyển quá gần sao chủ, ngoại hành tinh WASP-189 b có nhiệt độ cực kỳ cao và hoàn thành một vòng quỹ đạo chỉ trong 2,7 ngày.

Đăng ngày: 02/02/2022
Tàu vũ trụ Solar Orbiter bay xuyên qua đuôi sao chổi

Tàu vũ trụ Solar Orbiter bay xuyên qua đuôi sao chổi

Tàu vũ trụ Solar Orbiter lao qua đuôi sao chổi Leonard, chụp ảnh và mang lại những phân tích giá trị cho các nhà khoa học.

Đăng ngày: 01/02/2022
Quên Land Cruiser đi, Toyota đang nghiên cứu xe Lunar Cruiser chạy trên Mặt trăng

Quên Land Cruiser đi, Toyota đang nghiên cứu xe Lunar Cruiser chạy trên Mặt trăng

Toyota dự kiến ra mắt Lunar Cruiser vào cuối thập kỷ này.

Đăng ngày: 31/01/2022
Khoảnh khắc sao Mộc bị

Khoảnh khắc sao Mộc bị "vật thể ngoài hành tinh" tấn công

Một nhà thiên văn nghiệp dư ghi lại khoảnh khắc một tảng đá không gian va chạm với sao Mộc, tạo ra tia sáng trên bề mặt hành tinh này.

Đăng ngày: 31/01/2022
Công ty Trung Quốc phát triển máy bay vũ trụ siêu nhanh

Công ty Trung Quốc phát triển máy bay vũ trụ siêu nhanh

Công ty Space Transportation đang chế tạo một mẫu máy bay vũ trụ tốc độ trên 4.000 km/h, nhanh gấp đôi máy bay Concorde.

Đăng ngày: 30/01/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News