Phát hiện ngoại hành tinh có khí quyển nhiều tầng như Trái đất

Di chuyển quá gần sao chủ, ngoại hành tinh WASP-189 b có nhiệt độ cực kỳ cao và hoàn thành một vòng quỹ đạo chỉ trong 2,7 ngày.

Các nhà thiên văn phân tích một trong những ngoại hành tinh (hành tinh ngoài hệ Mặt trời) khắc nghiệt nhất từng biết, WASP-189 b, và nhận thấy nó có khí quyển nhiều tầng giống Trái đất, IFL Science hôm 29/1 đưa tin. Tuy nhiên, điểm tương đồng chỉ có vậy. Hành tinh này có khối lượng gấp đôi sao Mộc với mức nhiệt cao hàng nghìn độ nên con người không thể chuyển tới sinh sống.


Minh họa ngoại hành tinh WASP-189 b quay quanh sao chủ. (Ảnh: ESA)

WASP-189 b cực kỳ nóng do di chuyển gần sao chủ. Nó quay quanh sao chủ chỉ trong 2,7 ngày với khoảng cách bằng 1/20 so với khoảng cách Trái đất - Mặt trời. Nhưng cũng nhờ đó, các nhà khoa học có thể nghiên cứu chi tiết khí quyển của WASP-189 b.

Theo nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Nature Astronomy, nhóm chuyên gia quốc tế đã xác định được sự hiện diện của sắt, crom, vanadi, magiê, mangan và oxit titan trong khí quyển hành tinh này.

"Chúng tôi đo ánh sáng từ sao chủ chiếu qua khí quyển của WASP-189 b. Các khí trong khí quyển của hành tinh này hấp thụ một số ánh sáng sao, tương tự ozone hấp thụ một số ánh sáng Mặt trời trong khí quyển Trái đất, qua đó để lại "dấu vân tay" đặc trưng. Với sự trợ giúp của cỗ máy săn ngoại hành tinh HARPS, chúng tôi đã xác định được các chất tương ứng", chuyên gia Bibiana Prinoth tại Đại học Lund, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết.

Oxit titan là phát hiện đặc biệt thú vị vì giới khoa học từng phát hiện chất này ở một lớp giống ozone và một số lớp giống tầng bình lưu trên những ngoại hành tinh khác. Tuy nhiên, nghiên cứu mới còn tìm thấy bằng chứng về các lớp bổ sung.

"Chúng tôi thấy "dấu vân tay" của những khí khác nhau thay đổi một chút so với dự đoán của mình. Chúng tôi cho rằng gió mạnh và các quá trình khác có thể gây ra thay đổi này. Dấu vân tay của mỗi loại khí bị thay đổi theo những cách riêng, cho thấy chúng tồn tại ở các lớp khác nhau - tương tự như dấu vân tay của hơi nước và ozone trên Trái đất sẽ không giống nhau khi nhìn từ xa", Prinoth giải thích.

Còn nhiều điều mà giới khoa học chưa biết về khí quyển của các ngoại hành tinh, thậm chí khí quyển của những hành tinh khí khổng lồ trong hệ Mặt trời cũng còn rất bí ẩn. Nghiên cứu mới góp phần làm sáng tỏ lý do các ngoại hành tinh như WASP-189 b không có khí quyển đơn tầng.

"Chúng tôi tin rằng muốn hiểu đầy đủ về những hành tinh này và các loại hành tinh khác, bao gồm các hành tinh giống Trái đất hơn, chúng ta cần nghiên cứu tính ba chiều của khí quyển trên đó. Điều này đòi hỏi sự đổi mới trong kỹ thuật phân tích dữ liệu, lập mô hình máy tính và xây dựng lý thuyết khí quyển căn bản", đồng tác giả nghiên cứu Kevin Heng kết luận.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 15/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Đăng ngày: 04/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News