Công tắc não biến đàn ông thành người cha tốt
Việc biến các ông bố, bà mẹ tồi trở thành những bậc phụ huynh chuẩn mực thường là công việc của những nhà hoạt động xã hội, giáo viên hay thậm chí các chương trình đối thoại - giáo dục truyền hình. Tuy nhiên, nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) hé lộ có thể tồn tại một lựa chọn khác, đơn giản hơn.
>>> Phương pháp nuôi dưỡng trẻ hạnh phúc một cách khoa học
Các nhà khoa học Mỹ tuyên bố đã phát hiện một "công tắc" trong não chuột đực, có thể biến các ông bố sao lãng trở nên chu đáo, tuyệt vời với các con.
Theo tạp chí Nature, nhóm nghiên cứu do Catherine Dulac, giáo sư chuyên ngành sinh vật học tế bào và phân tử tại Đại học Harvard, đứng đầu, đã tập trung vào một nhóm tế bào thần kinh trong bộ não chuột, có liên quan đến sự quan tâm thuộc về vai trò làm cha. Bằng cách chiếu sáng để kích hoạt các tế bào não nhất định, họ đã có thể thay đổi cách tiếp cận với việc chăm sóc, dạy dỗ con cái của chuột đực.
Các nhà nghiên cứu tin rằng, trong bộ não của đàn ông cũng có "công tắc" biến họ thành người cha hoàn hảo, tương tự như đối với loài chuột. (Ảnh: Corbis)
Trong nghiên cứu, bà Dulac và các cộng sự đã tiến hành tìm hiểu loài chuột có con đực thường tấn công con của những cá thể khác, nhưng luôn ngừng hành vi hiếu chiến này khi con của chúng ra đời, 3 tuần sau khi giao phối với một con cái. Các chuyên gia đã tìm kiếm những tế bào thần kinh trong bộ não có thể chịu trách nhiệm về sự thay đổi hành vi này và tập trung vào một vùng phụ trách cảm nhận pheromone.
Mùi của các pheromone ảnh hưởng tới hành vi của những động vật khác và được cho là rất quan trọng trong quá trình giao phối. Thông qua việc phá hủy các tế bào não trong vùng cảm nhận pheromone, bản chất hiếu chiến của chuột đực chưa giao phối được phát hiện giảm đáng kể.
Thay vì tấn công chuột con, những chuột đực này sẽ nuôi dưỡng và thậm chí xây tổ cho chúng. Ngược lại, khi nhóm nghiên cứu phá hủy các tế bào thần kinh ở trung tâm bộ não của chuột cái, những con chuột mẹ này sẽ trở nên gây hấn hơn.
Tất nhiên, giữa cách chăm sóc, giáo dục con của người và của chuột luôn có sự khác biệt rõ ràng. Đáng kể nhất là ở con người, cách nuôi nấng, dạy dỗ con cái có nhiều yếu tố phức tạp, liên quan đến cả những trải nghiệm về văn hóa và xã hội. Dẫu vậy, ở mức độ cơ bản, các nhà nghiên cứu tuyên bố, công trình của họ cung cấp một số hiểu biết quan trọng về cách thức hoạt động của bộ não, liên quan đến vai trò làm cha, làm mẹ.
"Thực tế rằng con người là động vật có vú, đồng nghĩa chúng ta chắc chắn cũng có các tế bào thần kinh chuyên biệt như ở chuột", giáo sư Dulac nhấn mạnh. Bà Dulac nói thêm rằng, mặc dù nghiên cứu chỉ tập trung vào chuột đực, nhưng nó có thể dễ dàng được ứng dụng đối với chuột cái do các cá thể đực và cái có cùng mạch não then chốt này.

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?
Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

20 tác dụng thú vị của chanh tươi
Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết
Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền
Kiểu ăn "mỳ úp" rất quen thuộc trong các gia đình cần thay đổi nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe.

10 điều bạn cần biết về đậu phụ
Đậu phụ tốt hay không tốt cho sức khỏe của bạn còn tùy thuộc vào hàm lượng bạn tiêu thụ.

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật
Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.
