Công trình về "cơ chế giải thưởng" trong não đoạt giải 1 triệu Euro

Ba nhà khoa học đã cùng nhau đoạt giải thưởng danh giá 1 triệu euro vì phát hiện ra "cơ chế giải thưởng" trong não người, giải thích việc con người thích mua nhà lớn hơn hay lên cung trăng.

Ba nhà khoa học thần kinh Wolfram Schultz, Peter Dayan và Ray Dolan đã cùng nhau chia sẻ giải thưởng trị giá 1 triệu euro của Quỹ Lundbeck (Đan Mạch). Đây là giải thưởng danh giá dành cho những ai có đóng góp lớn trong việc hiểu cơ chế hoạt động của bộ não.

Ông Wolfram Schultz, đến từ Đại học Cambridge, nói: "Đây là quy trình sinh học khiến con người muốn mua một căn nhà lớn hơn, một chiếc xe lớn hơn hay được thăng chức".

Công trình ông Schultz bắt đầu cách đây 30 năm khi phát hiện ở khỉ, mỗi khi được phần thưởng, một số tế bào đặc biệt trong não trở nên linh hoạt hơn và tạo ra chất dopamine. Trong quá trình nghiên cứu, ông Schultz nhận thấy não có thể tạo ra dopamine thông qua quá trình học tập mà không cần có phần thưởng nào.

Công trình về cơ chế giải thưởng trong não đoạt giải 1 triệu Euro
Chất dopamine đóng vai trò lớn trong việc giúp bộ não đưa ra quyết định - (Ảnh: Reuters).

Ông Schultz nhận xét các tế bào thần kinh tạo ra chất dopamine "như những con quỷ nhỏ trong não hướng chúng ta tới nhiều phần thưởng hơn".

Giáo sư Dayan - giám đốc khoa Khoa học thần kinh máy tính Gatsby tại Đại học London - giải thích về công trình: "Thiên nhiên phú cho chúng ta một hệ thống thú vị nhằm tối ưu hóa hành vi".

Ông Dayan giải thích rằng trong cuộc sống chúng ta liên tục phải thực hiện các quyết định như nên ăn ở nhà hàng nào, nên đi nghỉ ở đâu, tìm việc ở đâu hoặc có nên tiếp tục đọc hết quyển sách không và "cơ chế giải thưởng sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa các chọn lựa".

Nhà khoa học Dayan nói thêm: "Động vật mọi cấp độ đều có khả năng phán đoán điều gì tốt, điều gì xấu và hành động dựa trên phán đoán này". Và khi kết quả đột nhiên tốt hơn dự kiến, cơ chế giải thưởng được kích hoạt, khiến chúng ta lặp lại hành động này nhiều lần.

Nhờ vào cơ chế này, có thể đoán trước được các quyết định của con người. Và ông Dayan đang đưa cơ chế này vào các thuật toán của trí khôn nhân tạo nhằm "giúp máy tính đưa ra các phán đoán".

Trong khi đó, giáo sư Ray Dolan thuộc Trung tâm Lão hóa và thần kinh máy tính Viện Max Planck, Berlin, Đức cho biết khi về già, con người mất khoảng 10% các dây thần kinh tạo ra chất dopamine do đó khiến họ mất khả năng phán đoán chính xác. Ông Dolan cũng chứng minh được rằng nếu được bổ sung dopamine, người già sẽ khôi phục được khả năng phán đoán.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Câu chuyện về người phụ nữ bị khoa học lãng quên và ước mơ đuổi theo Mặt trời

Câu chuyện về người phụ nữ bị khoa học lãng quên và ước mơ đuổi theo Mặt trời

Cái tên Annie Maunder vẫn còn tồn tại trong giới khoa học, nhưng nó đã bị lạc khỏi ký ức người đời lúc nào không hay.

Đăng ngày: 08/03/2017
5 nhà khoa học nữ U70 nhận giải thưởng Kovalevskaia

5 nhà khoa học nữ U70 nhận giải thưởng Kovalevskaia

Gần 70 tuổi, những nhà khoa học nữ của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vẫn thức thâu đêm để làm nghiên cứu, vẫn tham gia giảng dạy và đào tạo ở nhiều đại học.

Đăng ngày: 08/03/2017
Ngày 8/3: Tìm hiểu về 7 người phụ nữ đã góp phần làm thay đổi thế giới

Ngày 8/3: Tìm hiểu về 7 người phụ nữ đã góp phần làm thay đổi thế giới

Nhân dịp ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, chúng ta cùng nhìn lại những hình ảnh và thông tin về 7 người phụ nữ có những đóng góp to lớn làm thay đổi thế giới trong lịch sử.

Đăng ngày: 07/03/2017
Cha đẻ ngành cấy ghép gan qua đời

Cha đẻ ngành cấy ghép gan qua đời

Bác sĩ Thomas Starzl, người tiên phong trong lĩnh vực cấy ghép gan vừa qua đời ở tuổi 90.

Đăng ngày: 07/03/2017
Xây dựng hệ thống xe điện tại nhà máy Tesla, Elon Musk xứng đáng là ông chủ tuyệt nhất

Xây dựng hệ thống xe điện tại nhà máy Tesla, Elon Musk xứng đáng là ông chủ tuyệt nhất

"Các bạn đã chán di chuyển bằng thang cuốn với quãng đường xa lắc, hoặc đứng trong thang máy ngột ngạt chưa? Thứ mà các bạn thật sự cần để di chuyển qua lại ở nơi làm việc chính là một hệ thống tàu điện khép kín".

Đăng ngày: 02/03/2017
Nỗi khổ của giáo sư mang huy chương vàng Nobel qua sân bay Mỹ

Nỗi khổ của giáo sư mang huy chương vàng Nobel qua sân bay Mỹ

Một nhà khoa học đoạt giải Nobel đã bị các nhân viên an ninh sân bay Mỹ chất vấn liên tục khi mang huy chương vàng qua cửa hải quan.

Đăng ngày: 26/02/2017
Chàng trai bỏ việc để theo đuổi đam mê công nghệ vũ trụ

Chàng trai bỏ việc để theo đuổi đam mê công nghệ vũ trụ

"Nguyệt thực, nhật thực là gì, các vì sao ngoài kia có như trái đất không" là những câu hỏi từ thủa nhỏ, trở thành động lực để Phan Thanh Hiền dấn thân vào con đường nghiên cứu khoa học về vũ trụ.

Đăng ngày: 22/02/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News