Công ty khởi nghiệp Mỹ cấy ghép mắt khoa học cho người mù

Những người bị mù do bệnh viêm võng mạc sắc tố và bệnh thoái hóa điểm vàng khô do tuổi tác có hy vọng được nhìn thấy trở lại.

Công ty khởi nghiệp Mỹ cấy ghép mắt khoa học cho người mù
Triển vọng cho người mù do viêm võng mạc sắc tố có thể nhìn thấy trở lại.

Một công ty khởi nghiệp ở Alameda, California có tên Science đã thiết kế một bộ phận giả thị giác có tên Science Eye có thể phục hồi thị lực ở những người bị viêm võng mạc sắc tố.

Mắt khoa học [là] một bộ phận giả thị giác nhằm vào bệnh viêm võng mạc sắc tố (RP) và bệnh thoái hóa điểm vàng khô do tuổi tác (AMD), hai dạng mù nghiêm trọng hiện không có lựa chọn tốt cho bệnh nhân” - giới thiệu của Science cho biết.

Công ty khởi nghiệp Mỹ cấy ghép mắt khoa học cho người mù
Thiết bị cấy ghép Science Eye.

Công ty này cũng lưu ý thêm, thiết bị sẽ không hoạt động đối với những người mắc bệnh tăng nhãn áp hoặc đục thủy tinh thể.

“Trong các bệnh như RP và bệnh AMD thể khô, các tế bào nhạy cảm với ánh sáng ở phía sau mắt – cơ quan cảm quang – đã chết, nhưng các tế bào của dây thần kinh thị giác vẫn còn tồn tại.

Bằng cách chèn một gen vào các tế bào của dây thần kinh thị giác, chúng tôi có thể kích thích chúng bằng cách sử dụng một màn hình nhỏ được đưa vào mắt” - Science cho biết trên trang điện tử của công ty.

Công ty khởi nghiệp Mỹ cấy ghép mắt khoa học cho người mù
Phân tích của Science về "mắt khoa học".

Science Eye là một “thiết bị kết hợp” với hai thành phần chính:

Phần thứ nhất là bộ phận cấy ghép bao gồm cuộn dây điện không dây và dãy micro-LED siêu mỏng, linh hoạt được áp trực tiếp lên võng mạc.

Thiết bị cấy ghép này được tạo thành dựa trên 2 yếu tố:

Liệu pháp gen quang học: Một hạt nano protein được sử dụng để đưa gen đến một số tế bào hạch võng mạc (thần kinh thị giác), khiến chúng nhạy cảm với ánh sáng ở một bước sóng cụ thể.

Phim hiển thị độ phân giải cao: Một tấm phim hiển thị nhỏ, linh hoạt, có độ phân giải cao được phẫu thuật chèn vào võng mạc để cho phép kiểm soát tốt các tế bào hạch mới nhạy cảm với ánh sáng.

Công ty khởi nghiệp Mỹ cấy ghép mắt khoa học cho người mù
Quá trình lắp "mắt khoa học".

Trong quá trình thực hiện phẫu thuật, thiết bị cấy ghép được trượt qua mắt và màn hình được đưa vào qua một vết mổ. Sau đó, bộ cấy được cố định chắc chắn và màn hình được đặt trên võng mạc. Phẫu thuật này xâm lấn hơn nhiều so với các thủ tục khác như chữa đục thủy tinh thể.

Thiết bị điện tử này có kích thước tương tự như các ống dẫn lưu bệnh tăng nhãn áp được sử dụng rộng rãi ngày nay, được đưa vào thường xuyên mà không cần gây mê toàn thân và bệnh nhân không thể cảm nhận được sau khi đưa vào.

Phần thứ hai là một cặp kính không khung có kích thước và hình dạng tương tự như kính thuốc thông thường có chứa camera hồng ngoại thu nhỏ và cuộn dây điện cảm ứng.

Sau phẫu thuật, mắt sẽ nhận thông tin hình ảnh kỹ thuật số đủ để tránh va chạm khi đi ra ngoài.

Công ty giải thích rằng việc làm cho dây thần kinh thị giác nhạy cảm với ánh sáng không chắc chắn sẽ phục hồi được thị lực. Công ty giải thích: “tín hiệu gửi xuống dây thần kinh thị giác bị nén rất nhiều so với hình ảnh được hình thành trên các tế bào cảm quang thông qua thấu kính của mắt” và chính “dữ liệu nén này mà bộ cấy Science Eye sẽ kích thích vào dây thần kinh thị giác”.

Công ty khởi nghiệp Mỹ cấy ghép mắt khoa học cho người mù
Sau phẫu thuật, mắt không nhận được hình ảnh mà thay vào đó là nhận thông tin kỹ thuật số.

Science đảm bảo rằng, một người sử dụng Science Eye có thể đi bộ qua đường “mà không bị ô tô đâm". Công ty cho biết thêm rằng các thử nghiệm lâm sàng cho Science Eye sẽ bắt đầu trong 18 tháng tới.

Theo Viện Mắt Quốc gia Mỹ (NIH), viêm võng mạc sắc tố là một nhóm bệnh về mắt hiếm gặp ảnh hưởng đến thị lực bằng cách khiến các tế bào trong võng mạc bị phá vỡ từ từ theo thời gian, cuối cùng dẫn đến mất thị lực. Đó là thứ mà con người sinh ra đã có và các triệu chứng thường bắt đầu từ thời thơ ấu.

Với nghiên cứu về "mắt khoa học", cơ hội mang đến ánh sáng cho những người mắc 2 bệnh trên là hoàn toàn triển vọng.

Giám đốc điều hành và đồng sáng lập Science là Max Hodak. Ông từng là người thành lập công ty Neuralink đầy tranh cãi của tỷ phú công nghệ Elon Musk.

Song Science không phải là công ty duy nhất mang đến hy vọng phục hồi thị lực cho những người mắc căn bệnh này. Công ty công nghệ sinh học GenSight Biologics có trụ sở ở Paris và công ty Bionic Sight ở New York cũng đang thử nghiệm quang di truyền học - một dạng liệu pháp gen cung cấp protein gọi là opsin thông qua tiêm vào mắt để tăng độ nhạy cảm của tế bào trong võng mạc của bệnh nhân.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Các nhà khoa học Trung Quốc xây dựng mô hình 3D phôi thai người từ 2-3 tuần tuổi

Các nhà khoa học Trung Quốc xây dựng mô hình 3D phôi thai người từ 2-3 tuần tuổi

Các nhà khoa học đã nghiên cứu hoạt động của các đường truyền tín hiệu dọc trục phôi thai để hiểu thêm các trường hợp sẩy thai và các rối loạn của phôi thai trong giai đoạn sớm hình thành.

Đăng ngày: 27/04/2024
Một loại củ phơi khô là

Một loại củ phơi khô là "thuốc trường thọ" giúp dưỡng thận, kiểm soát đường huyết hiệu quả

Loại củ này là một vị thuốc phổ biến trong y học cổ truyền.

Đăng ngày: 26/04/2024
Túi nâng ngực có hạn sử dụng không, vì sao lại bị vỡ?

Túi nâng ngực có hạn sử dụng không, vì sao lại bị vỡ?

Tiến sĩ thẩm mỹ Tống Hải, Chủ nhiệm khoa Vi phẫu và Tái tạo Bệnh viện Bỏng quốc gia (Hà Nội), cho biết, hiện nay ngày càng nhiều chị em có nhu cầu đi nâng ngực.

Đăng ngày: 25/04/2024
Có một thứ

Có một thứ "cắt giảm" tuổi thọ, khiến cơ thể già nua nhanh hơn cả hút thuốc nhưng ít người để ý

Nghiên cứu chỉ ra rằng đây là thứ gây ảnh hưởng tới sức khỏe và đẩy nhanh tốc độ lão hóa của cơ thể hơn cả thói quen hút thuốc lá.

Đăng ngày: 24/04/2024
Bí quyết giúp

Bí quyết giúp "đốt" 1.500 calo một giờ ai cũng có thể thử

Rucking, còn gọi mang vác một vật nặng như balo (trọng lượng 3-5 kg) trong khi đi bộ, có thể giúp đốt cháy 1.500 calo một giờ.

Đăng ngày: 24/04/2024

"Hóa zombie" vì ăn thịt nai nhiễm bệnh ở Mỹ

Thợ săn tử vong vì ăn phải thịt động vật nhiễm bệnh nai xác sống, điều này khiến giới khoa học lo ngại căn bệnh này có thể gây ra cuộc khủng hoảng ở người.

Đăng ngày: 23/04/2024
Những điều cần biết về tế bào gốc từ máu cuống rốn

Những điều cần biết về tế bào gốc từ máu cuống rốn

Hiện nay, “lấy máu cuống rốn”, “lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn” không còn là những khái niệm xa lạ.

Đăng ngày: 23/04/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News