Công ty Mỹ cho đặt trước môtô bay tốc độ 240km/h
Môtô bay Speeder sử dụng động cơ phản lực, có thể cất hạ cánh thẳng đứng và bay cao tới 4.500m.
JetPack Aviation, công ty có trụ sở tại California, bắt đầu nhận đơn đặt trước cho môtô bay cất hạ cánh thẳng đứng Speeder, Aerospace Testing International hôm 18/7 đưa tin. Speeder được phát triển cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau như phương tiện giao thông cá nhân, phục vụ trong lĩnh vực quân sự và y tế.
Thiết kế môtô bay cất hạ cánh thẳng đứng Speeder. (Ảnh: JetPack Aviation).
JetPack Aviation đã hoàn thành thử nghiệm sơ bộ với nguyên mẫu đầu tiên mang tên P1 hồi tháng 5. Trong thử nghiệm, các chuyên gia sử dụng dây nối để đảm bảo an toàn khi P1 di chuyển. Thử nghiệm đạt được nhiều mục đích như chứng minh hoạt động của động cơ, hệ thống ống xả khớp nối và bộ điều khiển bay. Trong phạm vi của hệ thống dây nối 24 m, P1 đã thể hiện khả năng cất cánh, leo cao, lơ lửng, đảo lái và chuyển sang bay tiến lên một cách chậm rãi
Nguyên mẫu tiếp theo của Speeder, P1.5, dự kiến bay thử trong vài tháng tới để giúp các chuyên gia thu thập dữ liệu, tiếp tục phát triển mẫu P2. P2 sẽ bay thử trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 7 năm sau.
Nguyên mẫu P1 thực hiện thử nghiệm với dây nối an toàn. (Video: JetPack Aviation).
P1.5 có khung nhỏ hơn P1 và gần với kiểu dáng sản xuất cuối cùng hơn. Giống như P1, nó sử dụng 4 động cơ, trong khi mẫu sản xuất có thể trang bị tới 8 động cơ. Thân của P1.5 cũng gồm các bộ phận làm từ sợi carbon. Trong thử nghiệm, nguyên mẫu sẽ chuyển từ bay thẳng đứng sang bay ngang ngày càng nhanh, tốc độ tiến, lùi, hay bay sang hai bên cũng tăng lên. P2 sẽ có thân hoàn chỉnh, trang bị các cánh nhỏ có thể tháo rời và cả cánh mũi. Phương tiện này đủ gọn để vận chuyển bằng ôtô.
Speeder sẽ có tốc độ tối đa khoảng 240 km/h, bay cao tới 4.500 m với thời gian bay là 30 phút và có khả năng tạo ra lực đẩy tối đa hơn 540 kg. Speeder dự kiến sử dụng động cơ phản lực với nhiên liệu là Jet A-1, dầu hỏa hoặc diesel. Tuy nhiên, theo thỏa thuận mới với công ty Prometheus Fuels, JetPack Aviation cam kết sử dụng 100% nhiên liệu có mức phát thải carbon bằng 0 cho các hoạt động trong tương lai.

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?
AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.
