Covid-19 sẽ khiến loài động vật đáng sợ này "tiến hóa"

Các chuyên gia cho rằng những chú chuột đói khát do thiếu thức ăn mùa dịch Covid-19 đang có xu hướng di cư, ăn thịt đồng loại để sinh tồn.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát, chính sách cách ly, phong tỏa từ chính quyền khiến các nhà hàng, tiệm tạp hóa đóng cửa.

Điều đó đã ảnh hưởng đến nguồn thực phẩm hàng ngày của bầy chuột - đồ ăn dư thừa trong thùng rác hoặc nơi công cộng. Để sống sót, chúng phải tìm nguồn thức ăn thay thế.


Những con chuột đói ăn do nhà hàng đóng cửa mùa dịch khiến chính quyền nhiều nơi đau đầu. (Ảnh: Christopher Sadowski).

Michael Parsons, nghiên cứu sinh Đại học Fordham, cho biết những con chuột thường sống kín đáo và ít di cư. Tuy nhiên do đói khát, chúng phải rời nơi trú ẩn, thậm chí đi tới nơi khác để tìm kiếm thức ăn và nước uống.

"Hàng nghìn nhà hàng tại New York và trên toàn thế giới phải đóng cửa. Rất nhiều thế hệ chuột đã sống gần đó trong những thập kỷ qua. Bây giờ, chúng phải đối mặt với vấn đề sinh tồn", Bobby Corrigan, chuyên gia trong lĩnh vực đô thị nói với NBC.

Sau khi bầy chuột đến nơi ở mới, những cuộc tàn sát sẽ diễn ra. Cụ thể, chúng sẽ ăn thịt lẫn nhau để sống sót, thậm chí con trưởng thành sẽ giết những con mới sinh hoặc còn nhỏ để giữ lấy nguồn thức ăn.

"Trong lịch sử nhân loại, con người dùng quân đội, chiến tranh để chiếm đóng lãnh thổ. Đó là những gì đang xảy ra với loài chuột. Những 'đội quân' chuột mới sẽ xuất hiện, và đội quân nào mạnh hơn sẽ chiến thắng", Corrigan nhận định. Ông cho rằng điều đó có thể dẫn đến sự hình thành một giống chuột thông minh, hung dữ và mạnh mẽ hơn.

Theo Corrigan, đó là kịch bản khả dĩ nhất khi những chú chuột "trở mặt" với đồng loại. Chúng đang ăn thịt nhau để sống. Ngay khi tìm thấy nguồn thức ăn, chúng sẽ trở nên thông minh và mạnh mẽ hơn chứ không đơn thuần là những con chuột đi tìm chỗ ở.


Những con chuột ùa ra đường phố New Orleans kiếm ăn khi các nhà hàng đóng cửa tránh dịch. (Ảnh: CBS).

Thời gian mang thai của chuột chỉ khoảng 23 ngày. Với tốc độ sinh sản nhanh chóng, những con chuột thông minh, lanh lợi hơn sẽ có một "đội quân" bất chấp mọi thứ để kiếm thức ăn.

Chuột là loài động vật có vú có thể di chuyển khá xa, rất giỏi đánh hơi thức ăn và gây thương tích với hàm răng sắc nhọn. Chúng có thể chui vào nhà qua những khoảng trống cửa, vết nứt hoặc đường ống nước, thậm chí gây thiệt hại khi gặm nhấm đường dây điện.

Khu vực Quảng trường Pháp tại thành phố New Orleans (Mỹ) những ngày qua đã chứng kiến hiện tượng bầy chuột ra đường kiếm ăn ngày càng nhiều.

Claudia Riegel, giám đốc Ủy ban Kiểm soát mối và diệt chuột New Orleans cảnh báo mọi người nên xử lý rác thải đúng cách cũng như không để thức ăn cho thú cưng bên ngoài. Đồng thời, cơ quan này sẽ tăng cường đội ngũ tiêu diệt chuột trong một tháng tới.


Mèo hoang được bang Washington dùng để tiêu diệt những con chuột đói khát. (Ảnh: Getty Images).

Chính quyền bang Washington đang sử dụng những chú mèo hoang để diệt chuột ngoài đường, đổi lấy việc chúng sẽ có nơi ăn chốn ở. Năm 2019, bang này đã tiếp nhận hơn 6.000 đơn khiếu nại chỉ vì những con chuột quậy phá.

Tại Canada, những cuộc gọi phàn nàn về chuột trong tháng 3 đã tăng 50% so với thời điểm này năm ngoái.

Dù chưa có báo cáo về việc chuột nhiễm Covid-19, chúng có thể truyền một số vi khuẩn, ký sinh trùng hay virus hanta gây bệnh viêm phổi sang người. Parsons kêu gọi chúng ta nhanh chóng kiểm soát những con vật gặm nhấm chui rúc trong nhà để tránh khả năng "tiến hóa" của chúng.

"Nếu một con chuột nhiễm virus, nó sẽ biến đổi và trở thành mầm bệnh nguy hiểm", Patrons nhận định.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 29/03/2025
Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?

Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?

Cách đây khoảng 18 triệu năm, trên Trái đất đã có một loài thực vật là cây dâu. Cây dâu vốn sinh trưởng ở khu vực nóng ẩm, là loài cây xanh quanh năm, sau khi đến với vùng ôn đới mới dần dần trở thành loài cây rụng lá.

Đăng ngày: 29/03/2025
Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Đăng ngày: 28/03/2025
Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Đăng ngày: 26/03/2025
Giới thiệu về loài hổ và con hổ to nhất thế giới

Giới thiệu về loài hổ và con hổ to nhất thế giới

Hổ được coi là một trong những loài vật quý trong văn hóa và tôn giáo của một số quốc gia Đông Á. Trong văn hóa Việt Nam, hổ được xem như một biểu tượng của sức mạnh, can đảm và sự chung thủy.

Đăng ngày: 26/03/2025
Cách phân biệt rắn cạp nong và rắn cạp nia

Cách phân biệt rắn cạp nong và rắn cạp nia

Ở Việt Nam có rất nhiều rắn độc và cực độc, điển hình là hai "anh em" rắn cạp nong - cạp nia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Có một loài rồng thực sự tồn tại trên Trái đất nhưng đã bị mất tích mà không ai biết

Có một loài rồng thực sự tồn tại trên Trái đất nhưng đã bị mất tích mà không ai biết

Rồng là tên gọi của một số loài vật có thật. Tiếc là, nhiều loài không tồn tại được quá lâu.

Đăng ngày: 24/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News