Cú hat trick huyền thoại của Mặt trăng
Vào sáng ngày 28/9 (giờ Việt Nam), những người yêu thiên văn học sẽ cùng lúc được chiêm ngưỡng 3 hiện tượng thiên nhiên kỳ thú: Nguyệt thực toàn phần, Siêu trăng và Harvest Moon.
Cùng đón chờ Nguyệt thực toàn phần, Siêu trăng và Harvest Moon vào ngày 28/9/2015
Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt trăng đi vào vùng tối bị Trái đất che khuất khỏi ánh sáng của Mặt trời.
Mỗi năm có ít nhất 2 lần chúng ta được chiêm ngưỡng hiện tượng nguyệt thực. Nguyệt thực toàn phần năm nay sẽ bắt đầu lúc 09h11 và kết thúc vào lúc 10h24. Nguyệt thực đạt cực đài vào lúc 09h47 (theo giờ VN).
(Đồ họa: Lê Văn).
Khi nguyệt thực toàn phần diễn ra, tia Mặt Trời trước khi đến được Mặt Trăng đã bị khí quyển Trái Đất khúc xạ. Các tia sáng bước sóng ngắn đã bị cản lại hết, chỉ còn các tia có bước sóng dài (đỏ, cam) xuyên qua, do đó, lúc này Mặt Trăng thường hiện ra dưới màu đỏ nhạt. Đây là lý do người ta còn gọi nguyệt thực toàn phần là “Trăng máu”.
Trong thời gian này, chúng ta cũng sẽ chứng kiến hiện tượng Harvest Moon (Trăng mùa thu hoạch).
Harvest Moon là thời điểm mà Mặt trăng mọc gần với lúc Mặt trời lặn nhất. Do đó, Mặt trăng sẽ tròn hơn và thời gian chiếu sáng của Mặt trăng ngày này thường kéo dài hơn những ngày khác trong năm.
- Hiện tượng Trăng máu ngày 8/10 và huyền thoại 4 kỳ trăng máu
- Hot: Chờ đón hiện tượng "Siêu trăng máu" lần đầu tiên xuất hiện trong 30 năm
- Lý giải về "trăng máu" và "Bộ Tứ" nguyệt thực
- "Mặt Trăng máu" tháng 9 sẽ kéo theo động đất hủy diệt loài người?
Gọi là hiện tượng này là "Trăng mùa thu hoạch" là bởi, việc Mặt trăng chiếu sáng lâu hơn sẽ giúp cho những người nông dân có thêm thời gian thu hoạch mùa vụ mà không phải nghỉ sớm do Mặt trời lặn.
Harvest Moon thường được tính vào thời điểm hai tuần trước hoặc sau ngày Thu phân 23/9. Năm ngoái, Harvest Moon diễn ra vào 8/9 còn năm nay là 28/9.
Nguyệt thực năm nay cũng là một siêu trăng. Do quỹ đạo hình elip của Mặt trăng, khoảng cách giữa Mặt trăng và Trái đất không phải lúc nào cũng bằng nhau.
Năm nay, vào ngày 28/9, Mặt trăng sẽ ở vị trí gần Trái đất nhất. Vào thời điểm này, Mặt trăng sẽ ở gần Trái đất hơn 30 ngàn dặm so với thời điểm xa nhất, do đó, Mặt trăng nhìn sẽ to hơn khoảng 14% và sáng hơn 30% so với bình thường.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".
