Củ kiệu có tác dụng chữa bệnh gì? Cách phân biệt củ kiệu và hành củ

Củ kiệu là một món ăn quen thuộc trong mỗi gia đình, đặc biệt vào dịp lễ Tết. Thế nhưng nhiều người ít biết đến những tác dụng mà củ kiệu có thể mang lại cho sức khỏe nếu sử dụng đúng cách.

Củ kiệu là gì? Đặc điểm, phân biệt với hành củ tươi

Củ kiệu tùy có nhiều tên gọi khác nhau như giới kiệu, cò kiệu,... Trong Đông y thường được gọi là giới bạch, thuộc họ nhà hành, có tên khoa học là Allium Chinense G.Don. Củ kiệu chính là phần đầu của cây kiệu, có màu trắng và phình to giống củ hành nhưng mà nhỏ hơn. 

Củ kiệu và hành củ khác nhau như thế nào?

Làm thế nào để phân biệt được hành củ với củ kiệu vì chúng khá giống nhau vì đều thuộc họ hành? Chủ yếu chúng ta sẽ phân biệt chúng qua kích thước và hình dáng của củ. ư

  • Củ hành có kích thước lớn hơn, trắng so với củ kiệu.
  • Củ kiệu nhỏ, thon dài và phần trên củ có màu tím nhạt.

Cả 2 đều có vị cay và hăng như nhau, bạn có thể nhận biết thông qua hình ảnh sau đây:

Củ kiệu có tác dụng chữa bệnh gì? Cách phân biệt củ kiệu và hành củ
Hình ảnh của cây củ kiệu.

Củ kiệu có tác dụng chữa bệnh gì? Cách phân biệt củ kiệu và hành củ
Hành củ tươi.

Tác dụng chữa bệnh của củ kiệu

1. Chống oxy hóa và kháng viêm tốt

Những cây thuộc họ nhà hành đều có tác dụng chống oxy hóa rất tốt cho cơ thể, củ kiệu cũng vậy. Chất Quercetin dồi dào trong củ kiệu sẽ giúp làm chậm sự phát triển của các tế bào gây hại, ngăn ngừa ung thư xảy ra, tiêu diệt các gốc tự do có hại. Ngoài ra các flavonoid ở củ kiệu còn thúc đẩy cơ thể sản sinh glutathione, đây là chất chống oxy hóa rất mạnh và cực kỳ có lợi cho sức khỏe.

2. Giúp hệ tim mạch luôn mạnh khỏe

Một nghiên cứu khoa học đã cho thấy, những người thường xuyên ăn nhiều những cây họ nhà hành trong đó có củ kiệu sẽ giảm tới hơn 60% nguy cơ mắc bệnh về tim mạch. Đó là bởi các hợp chất chống oxy hóa trong củ kiệu như Quercetin sẽ giúp ngăn chặn các mảng bám tích tụ trong thành mạch máu. Từ đó sẽ ngăn nguy cơ đột quỵ có thể xảy ra, bảo vệ hệ tim mạch tốt hơn. 

3. Ngăn ngừa nguy cơ ung thư

Hoạt chất laxogenin có trong củ kiệu có khả năng chống lại các tế bào ung thư vô cùng hiệu quả. Bên cạnh đó các chất chống oxy hóa mạnh trong củ kiệu cũng sẽ tiêu diệt các gốc tự do gây hại, ngăn chặn nguy cơ ung thư phát triển. Củ kiệu có thể được sử dụng để phòng ngừa ung thư phổi, ung thư dạ dày vô cùng công hiệu.

4. Điều trị tiêu chảy, kiết lỵ

Củ kiệu khi chúng ta muối chua thì sẽ có tác dụng trong điều trị bệnh tiêu chảy và kiết lỵ, đầy bụng khó tiêu thường gặp. Bởi khi được lên men, củ kiệu sẽ có thêm nhiều lợi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa của con người. Kết hợp với các hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn với các lợi khuẩn này sẽ giúp cơ thể ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa.

5. Giảm cholesterol, tăng cường lưu thông máu

Củ kiệu khi muối chua chứa nhiều acid lactic, chất này có tác dụng giảm đi cholesterol trong máu. Từ đó sẽ giúp giảm đi các mảng bám trong thành mạch máu, tăng cường lưu thông máu tốt hơn. Các bệnh liên quan tới tim mạch, đột quỵ sẽ được giảm đi đáng kể. Đây là tác dụng của củ kiệu được nhiều người tin tưởng nhất.

6. Cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể

Trong củ kiệu có chứa rất nhiều loại vitamin có lợi cho cơ thể như vitamin A, D, E và vitamin K. Ngoài ra còn có các khoáng chất như canxi, sắt, magie,... giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Các acid trong củ kiệu khi được muối chua sẽ giúp việc hấp thụ các khoáng chất trở nên dễ dàng hơn.

7. Tác dụng giải cảm, tăng sức đề kháng

Củ kiệu nói riêng hay họ nhà hành nói chung đều có khả năng giải cảm rất tốt. Đó là bởi củ kiệu có vị cay, nóng, tính ấm, kèm theo các hợp chất và vitamin có tác dụng trong việc chữa cảm cúm vô cùng công hiệu. Ngoài ra, sử dụng củ kiệu thường xuyên có thể tăng sức đề kháng của cơ thể do nó có chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng với sức khỏe.

Những bài thuốc sử dụng củ kiệu phổ biến để chữa bệnh

  • Chữa đau họng: Củ kiệu giã nát, trộn với một ít giấm để đắp ở bên ngoài chỗ bị đau. Đắp vài lần sẽ giúp giảm đi tình trạng bị đau họng.
  • Chữa tiêu chảy, kiết lỵ: Sài hồ 9g, củ kiệu 9g, bạch thược 12g, cam thảo 4g, chỉ thực 6g. Tất cả nguyên liệu mang đi sắc nước uống hàng ngày để chữa bệnh.
  • Chữa viêm mũi dị ứng: Tân di hoa 6g, củ kiệu 9g, mộc qua 9g, tất cả mang đi nấu nước uống để chữa bệnh.
  • Chữa bỏng: Dùng củ kiệu giã nhỏ, sau đó pha thêm mật ong, vắt lấy nước để bôi ngoài da.

Củ kiệu có tác dụng chữa bệnh gì? Cách phân biệt củ kiệu và hành củ
Sử dụng củ kiệu để chữa bệnh sẽ rất hiệu quả.

Tác hại củ kiệu muối

  • Ăn quá nhiều củ kiệu muối có thể gây ra tình trạng nóng trong người, vì nó có tính cay, nóng.
  • Người bị khí hư không nên sử dụng củ kiệu muối chua vì dễ bị tổn thương khí huyết nặng hơn, ảnh hưởng lục phủ ngũ tạng.
  • Người bị đau đầu cũng không nên sử dụng củ kiệu muối vì có thể làm tình trạng trở nên nặng hơn.
  • Củ kiệu khi muối mà sử dụng quá nhiều có thể gây ra dư thừa axit trong dạ dày, tăng nguy cơ loét dạ dày, trào ngược dạ dày.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí kíp ăn uống an toàn mùa dịch bệnh

Bí kíp ăn uống an toàn mùa dịch bệnh

Ăn chín uống sôi, vệ sinh dụng cụ kỹ trước và sau khi dùng, rửa tay sạch để loại bỏ mầm bệnh sau khi tiếp xúc với thực phẩm sống.

Đăng ngày: 12/02/2020
Virus H5N6 lây từ gia cầm sang người

Virus H5N6 lây từ gia cầm sang người

Virus H5N6 lây nhiễm từ gia cầm cho người qua dịch tiết ở mũi, miệng gia cầm bệnh, song không lây từ người sang người.

Đăng ngày: 11/02/2020
Vitamin Enat 400 có tác dụng gì? Cách sử dụng vitamin E

Vitamin Enat 400 có tác dụng gì? Cách sử dụng vitamin E

Đã từ lâu Enat 400 được người dùng biết đến như 1 viên uống giúp bổ sung hàm lượng Vitamin E cần thiết cho cơ thể.

Đăng ngày: 11/02/2020
Texting thumb, căn bệnh do dùng smartphone quá nhiều là gì?

Texting thumb, căn bệnh do dùng smartphone quá nhiều là gì?

Trong thời đại số ngày nay, chúng ta đang sử dụng smartphone quá nhiều tới nỗi xuất hiện những căn bệnh oái oăm liên quan đến xương khớp. Một trong số đó có thể kể đến viêm gân.

Đăng ngày: 11/02/2020
Ổ dịch cúm gia cầm H5N6 bùng phát tại Trung Quốc

Ổ dịch cúm gia cầm H5N6 bùng phát tại Trung Quốc

Bộ Nông nghiệp Trung Quốc thông báo vừa phát hiện một ổ dịch cúm gia cầm H5N6 tại tỉnh Tứ Xuyên nằm phía Tây Nam nước này. Hiện chưa ghi nhận người nhiễm virus H5N6.

Đăng ngày: 10/02/2020
Dầu tràm là gì? Công dụng của dầu tràm

Dầu tràm là gì? Công dụng của dầu tràm

Dầu tràm là một trong những loại dầu, tinh dầu được sử dụng phổ biến nhất ở Việt Nam. Dầu tràm được tạo ra bằng phương pháp chưng cất tinh dầu của cây tràm gió – Cajeput với nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe và làm đẹp.

Đăng ngày: 10/02/2020
Khí dung là gì? Tác dụng của khí dung

Khí dung là gì? Tác dụng của khí dung

Khí dung là phương pháp điều trị tại chỗ các bệnh lý đường hô hấp bao gồm viêm mũi họng, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản phổi, hen phế quản,...

Đăng ngày: 10/02/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News