Cửa sổ trong suốt hấp thụ nhiệt ban ngày để dùng vào ban đêm

Các nhà khoa học tại Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore đã thiết kế thành công cửa sổ thông minh tiết kiệm năng lượng, có thể hấp thụ nhiệt mặt trời vào ban ngày, giải phóng vào ban đêm.

Cửa sổ trong suốt hấp thụ nhiệt ban ngày để dùng vào ban đêm
Chất lỏng bên trong cửa sổ thông minh bắt đầu chuyển sang màu đục khi được mặt trời làm ấm lên. (Ảnh: Đại học Công nghệ Nanyang).

Theo nghiên cứu được mô tả trong một bài báo được xuất bản gần đây trên tạp chí Joule, thay vì để khoảng trống không khí giữa hai tấm kính, “cửa sổ thông minh" được đổ đầy dung dịch bao gồm hydrogel, nước và hợp chất ổn định.

Vào ban ngày, khi ánh sáng mặt trời đi qua cửa sổ, chất lỏng sẽ hấp thụ và lưu trữ nhiệt năng của ánh sáng, giúp phòng không bị nóng lên, giảm nhu cầu chạy máy lạnh.

Ngoài ra, khi chất lỏng nóng lên, hydrogel bên trong tấm kính chuyển từ trạng thái trong suốt sang trạng thái mờ đục, giúp giảm lượng ánh sáng chói chang từ bên ngoài, giữ cho căn phòng luôn mát mẻ.

Khi mặt trời lặn vào ban đêm, gel sẽ đông và trong suốt trở lại, giải phóng năng lượng nhiệt tích trữ. Một phần năng lượng đi qua kính và vào phòng, giúp giảm nhu cầu sử dụng hệ thống sưởi của tòa nhà.

Cửa sổ trong suốt hấp thụ nhiệt ban ngày để dùng vào ban đêm
Ảnh trước và sau của một cửa sổ thông minh, nửa dưới của cửa sổ được tích hợp công nghệ mới. (Ảnh: Đại học Công nghệ Nanyang).

Thêm nữa, thử nghiệm cho thấy cửa sổ thông minh hấp thụ tiếng ồn bên ngoài hiệu quả hơn 15% so với cửa sổ lắp kính hai lớp truyền thống.

Dựa trên các mô phỏng và thử nghiệm thực tế, người ta đã xác định được việc sử dụng cửa sổ có thể làm giảm mức tiêu thụ năng lượng trong các tòa nhà văn phòng tới 45%. Đại học Công nghệ Nanyang hiện đang tìm kiếm các đối tác trong ngành để thương mại hóa công nghệ.

Các nhà khoa học tại Đại học Loughborough của Anh cũng đang nghiên cứu một hệ thống tương tự nhưng sử dụng nước thường. Sau khi nước được mặt trời làm nóng lên, nó sẽ được bơm ra ngoài cửa sổ và được chứa trong một bể chứa. Vào ban đêm, nước ấm được bơm ra khỏi bể và đi vào các đường ống trong tường, sưởi ấm bên trong tòa nhà.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chế tạo thành công thanh gươm ánh sáng như trong phim Star Wars

Chế tạo thành công thanh gươm ánh sáng như trong phim Star Wars

Được biết với tên gọi Lightsaber, thanh gươm ánh sáng là vũ khí cận chiến gắn liền với những hiệp sĩ trong bộ phim nhiều tập đình đám “Chiến tranh giữa các vì sao” (Star Wars).

Đăng ngày: 09/11/2020
Ngành công nghiệp thực phẩm Nhật Bản thích ứng với đại dịch nhờ kỹ thuật đông lạnh công nghệ cao

Ngành công nghiệp thực phẩm Nhật Bản thích ứng với đại dịch nhờ kỹ thuật đông lạnh công nghệ cao

Nhu cầu đối với các loại bánh mỳ, trái cây, và thực phẩm đông lạnh tăng cao trong bối cảnh ngày càng nhiều người ở nhà tránh dịch.

Đăng ngày: 08/11/2020
Công nghệ mới cho phép camera chụp màu sắc

Công nghệ mới cho phép camera chụp màu sắc "vô hình"

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tel Aviv của Israel phát triển công nghệ có khả năng chụp ảnh chất khí mà camera thường không thể nhìn thấy.

Đăng ngày: 07/11/2020
Loại mực

Loại mực "vạn năng" chế tạo chip hiệu suất cao

Mực được các nhà nghiên cứu tạo ra nhằm cải tiến quá trình chế tạo kim loại kích thước nano hoặc micro, rút ngắn thời gian phát triển chip điện tử.

Đăng ngày: 06/11/2020
Máy tính chuyển ý nghĩ của con người thành hình ảnh

Máy tính chuyển ý nghĩ của con người thành hình ảnh

Các nhà nghiên cứu tại ĐH Helsinki (Phần Lan) đã phát triển một kỹ thuật trong đó máy tính lập mô hình nhận thức thị giác bằng cách theo dõi các tín hiệu não người.

Đăng ngày: 05/11/2020
Chiếc ô tô có thể biến hình thành máy bay chỉ trong 3 phút

Chiếc ô tô có thể biến hình thành máy bay chỉ trong 3 phút

Một chiếc ô tô biến thành máy bay chỉ trong 3 phút và có thể di chuyển với tốc độ 200 km/ giờ sẽ có thể được bán ra thị trường trong vòng 6 tháng sắp tới.

Đăng ngày: 04/11/2020
Loại đất mới có thể tự

Loại đất mới có thể tự "tưới nước cho cây trồng

Các kỹ sư ở Đại học Texas, Austin, Mỹ, tạo ra một loại đất mới có thể hút nước từ không khí và phân phối cho cây trồng.

Đăng ngày: 04/11/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News