Cách nấu cơm để loại bỏ chất độc arsenic trong gạo

So với hầu hết các loại lương thực khác, gạo chứa rất nhiều arsenic do gạo hấp thụ lượng arsenic vô cơ độc hại gấp 10 lần so với các loại cây ngũ cốc khác.

Nguyên nhân chủ yếu là do lúa gạo thường được trồng ở ruộng nước nên dễ dàng hấp thụ các chất gây ung thư có tự nhiên trong đất. Nước ngầm bị ô nhiễm được cho là mối đe dọa lớn nhất cho sức khỏe cộng đồng xét riêng về mức độ tiếp xúc với arsenic, một phần là do cách tưới tiêu nước trong quá trình trồng lúa.

Con người đã biết đến độc tính của arsenic từ hàng nghìn năm về trước, nhưng chỉ thời gian gần đây mới biết đến nguy cơ nhiễm độc chất này từ ăn cơm gạo.

Mặc dù một số nước đã có các quy định giới hạn mức độ tiếp xúc với arsenic hữu cơ do tiêu thụ lúa gạo nhưng nhiều nước châu Á, nơi tiêu thụ rất nhiều gạo, lại không có những quy định như vậy.

Ngay cả ở một số nước như Anh và Mỹ, là những nơi có các quy định này, thì vẫn có những rủi ro ẩn chứa, cụ thể là đối với trẻ em, đối tượng dễ bị tổn thương hơn do nhiễm arsenic.

Cách nấu cơm để loại bỏ chất độc arsenic trong gạo
Gạo đồ giảm được nhiều arsenic nhất mà vẫn giữ được chất dinh dưỡng.

Một nghiên cứu hồi đầu năm nay đã xét nghiệm 55 loại gạo được bán ở Anh và phát hiện ra rằng hơn một nửa số gạo đó có mức arsenic cao hơn ngưỡng cho phép để làm thức ăn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Một nghiên cứu khác cũng tìm thấy mối liên hệ giữa ăn gạo và nguy cơ tử vong do các bệnh tim mạch.

Nhà khoa học chuyên nghiên cứu đất của Trường đại học Sheffield, Anh, Tiến sĩ Manoj Menon cho biết thực sự đáng lo ngại cho những người ăn gạo thường xuyên vì họ có nguy cơ mắc bệnh do nhiễm arsenic.

Một vài năm trở lại đây, người ta đã biết đến một số cách để giảm độc chất arsenic không hữu cơ trong gạo, như là vo, rửa kỹ hoặc bằng cách cách nấu khác nhau. Tuy nhiên, một vài cách loại bỏ arsenic đồng thời cũng làm mất đi các chất dinh dưỡng của gạo.

Trong một nghiên cứu mới, Tiến sỹ Menon và đồng nghiệp đã kiểm tra các phương pháp nấu cơm khác nhau để xem đâu là cách tốt nhất để giảm được arsenic mà vẫn giữ được chất dinh dưỡng. Họ đã thử nghiệm 4 cách nấu cơm bằng phương pháp thẩm thấu, sử dụng gạo không vo, có vo, ngâm trước và đồ rồi sấy khô. Khi phân tích các kết quả, họ nhận thấy gạo đồ giảm được nhiều arsenic nhất mà vẫn giữ được chất dinh dưỡng.

Để các gia đình áp dụng được phương pháp này, các nhà nghiên cứu nói rằng, có thể đun sôi nước (1 cốc gạo với 4 cốc nước, trong đó đơn vị đo 1 cốc tương đương với 16 gram), sau đó đổ gạo vào và đun sôi lại trong 5 phút, chắt bỏ nước khi đó đã hòa lẫn nhiều arsenic trong gạo tan ra, thêm nước sạch mới (mỗi cốc gạo cho thêm 2 cốc nước). Cuối cùng, đậy vung nồi lại và nấu tiếp ở mức nhiệt vừa đến thấp cho đến khi cạn nước hoàn toàn.

Theo các nhà nghiên cứu, cách nấu này có thể loại bỏ khoảng 54% hợp chất vô cơ trong gạo lức và khoảng 73% trong gạo trắng mà vẫn giữ được hầu hết lượng dưỡng chất là phosphorous, potassium, magnesium, zinc và manganese.

Bên cạnh tác dụng loại bỏ arsenic và bảo toàn dưỡng chất, phương pháp nấu này sử dụng ít nước hơn, tiết kiệm năng lượng và giảm thời gian nấu hơn so với các phương pháp khác để loại bỏ arsenic.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những thực phẩm bị coi là đồ bỏ đi nhưng lại rất tốt cho sức khoẻ

Những thực phẩm bị coi là đồ bỏ đi nhưng lại rất tốt cho sức khoẻ

Vỏ chuối, dưa hấu, cà rốt hay lá súp lơ, lõi bắp cải đều là những thực phẩm tốt cho sức khoẻ, bạn không nên bỏ đi.

Đăng ngày: 06/11/2020
Dấu hiệu nhận biết sản phụ bị băng huyết sau sinh

Dấu hiệu nhận biết sản phụ bị băng huyết sau sinh

Băng huyết sau sinh là biến chứng nguy hiểm. Nếu không được xử lý đúng cách, tình trạng này có thể khiến sản phụ bị tụt huyết áp, sốc mất máu, thậm chí tử vong.

Đăng ngày: 06/11/2020
Thuốc xịt mũi có gây nghiện không?

Thuốc xịt mũi có gây nghiện không?

Khụt khịt, ngạt mũi, khó thở - trong những lúc như vậy, chúng ta thường dùng thuốc xịt mũi để làm thông mũi.

Đăng ngày: 05/11/2020
Có thật ăn hoa quả phải ăn lúc đói?

Có thật ăn hoa quả phải ăn lúc đói?

Gần đây có nhiều thông tin cho rằng ăn hoa quả cần ăn lúc đói sẽ tốt cho cơ thể. Liệu điều này có đúng không? Ăn hoa quả như thế nào thì hợp lý?

Đăng ngày: 05/11/2020
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể cần bổ sung i-ốt

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể cần bổ sung i-ốt

Sưng cổ, tăng cân đột ngột, rụng tóc, nhịp tim chậm là những dấu hiệu cho thấy cơ thể thiếu i-ốt.

Đăng ngày: 05/11/2020
Phát hiện bệnh về gene mới khiến 40% người mắc tử vong

Phát hiện bệnh về gene mới khiến 40% người mắc tử vong

Căn bệnh mới do đột biến gene gây ra đã cho thấy tỷ lệ tử vong đặc biệt cao vì bệnh nhân không đáp ứng với bất kỳ phương pháp điều trị nào hiện có.

Đăng ngày: 04/11/2020
Chế độ ăn uống đặc trưng của người phương Tây gây hại cho đường ruột

Chế độ ăn uống đặc trưng của người phương Tây gây hại cho đường ruột

Thói quen ăn uống với hàm lượng đường cao gây nên nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đăng ngày: 04/11/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News