"Cực quang SpaceX" đỏ như máu xé toạc khí quyển, giới khoa học lo ngại

Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một loại cực quang mới khi tên lửa đẩy SpaceX rơi xuống, tạo ra các lỗ thủng tạm thời trong tầng điện ly.

Trong quá trình rơi xuống, tên lửa SpaceX quay quanh quỹ đạo gây ra các lỗ thủng tạm thời trên bầu khí quyển phía trên, tạo ra những đốm sáng đỏ rực rỡ trên bầu trời, theo trang Live Science.

Cực quang SpaceX đỏ như máu xé toạc khí quyển, giới khoa học lo ngại
Một vệt sáng đỏ lớn để lại khi tên lửa SpaceX đâm thủng một lỗ trên tầng điện ly phía trên Arizona vào tháng 7 - (Ảnh: LIVE SCIENCE).

Những "cực quang SpaceX" này trông giống những quả cầu màu đỏ phát sáng và di chuyển tạo thành những vệt như cực quang. Giờ đây các nhà khoa học cảnh báo chúng có thể gây ra những vấn đề chưa được nhận ra đối với thiên văn học, mặc dù chúng không phải là mối đe dọa đối với môi trường hoặc sự sống trên Trái đất.

Trong nhiều thập kỷ, các nhà nghiên cứu đã biết rằng việc phóng tên lửa vào không gian có thể tạo ra những lỗ thủng ở tầng điện ly phía trên - phần khí quyển nằm cách bề mặt Trái đất từ 80 - 644km, nơi khí bị ion hóa hoặc bị tước bỏ electron.

Những "lỗ thủng tầng điện ly" này có thể kích thích các phân tử khí trong phần khí quyển này và tạo ra những vệt sáng đỏ giống như cực quang.

Ví dụ, vào tháng 7, một tên lửa SpaceX Falcon 9 đang mang vệ tinh Starlink lên quỹ đạo đã xé toạc một lỗ hổng phía trên Arizona (Mỹ) khiến bầu trời như chảy máu.

Vào tháng 9, một tên lửa của Lực lượng không gian Mỹ cũng đã vô tình chọc thủng một lỗ tầng điện ly phía trên California, tạo ra ánh sáng đỏ mờ.

Stephen Hummel, nhà thiên văn học và điều phối viên chương trình tiếp cận cộng đồng tại Đài thiên văn McDonald, nói với trang Spaceweather.com: các nhà thiên văn học đã phát hiện ra cực quang đầu tiên của SpaceX phía trên đài quan sát vào tháng 2, và hiện đang nhìn thấy "2 đến 5 trong số chúng mỗi tháng".

Ông nói thêm rằng những quả cầu màu đỏ “rất sáng” và “dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường”.

Ngoài ra, tên lửa đẩy của SpaceX còn quay tròn và đổ nhiên liệu còn sót lại vào không gian trước khi chúng rời khỏi quỹ đạo, tạo ra một đám mây tinh thể băng nhỏ.

Những tinh thể này đôi khi phản chiếu ánh sáng Mặt trời trở lại Trái đất và nhiên liệu được chiếu sáng tạo ra các đường sáng xoắn ốc trên bầu trời đêm, được gọi là "xoắn ốc SpaceX".

Tên lửa bay lên và tên lửa đẩy rời khỏi quỹ đạo đều gây ra lỗ thủng tầng điện ly khi chúng giải phóng nhiên liệu vào tầng điện ly, khiến các nguyên tử oxy bị ion hóa kết hợp lại hoặc biến trở lại thành các phân tử khí thông thường.

Sự biến đổi này kích thích các phân tử và khiến chúng giải phóng ánh sáng đỏ, tương tự như khi khí bị bức xạ Mặt trời kích thích trong các màn trình diễn cực quang truyền thống.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Kính viễn vọng của Trung Quốc phát hiện 2 tiểu hành tinh mới

Kính viễn vọng của Trung Quốc phát hiện 2 tiểu hành tinh mới

Kính viễn vọng Khảo sát trường rộng (WFST) của Trung Quốc có khả năng khảo sát toàn bộ bầu trời từ Bắc bán cầu đã phát hiện 2 tiểu hành tinh hoạt động gần Trái đất.

Đăng ngày: 30/11/2023
Mâu thuẫn lớn nhất của vật lý đương đại, Albert Einstein mất nửa đời người cũng không giải được

Mâu thuẫn lớn nhất của vật lý đương đại, Albert Einstein mất nửa đời người cũng không giải được

Thuyết tương đối được đề xuất bởi Albert Einstein từ hơn 100 năm trước và thuyết cơ học lượng tử cũng được xây dựng bởi sự góp mặt của ông.

Đăng ngày: 30/11/2023
NASA đào tạo phi hành gia Ấn Độ lên ISS

NASA đào tạo phi hành gia Ấn Độ lên ISS

Tổng Giám đốc Cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) Bill Nelson cho biết NASA sẽ đào tạo một phi hành gia Ấn Độ để tham gia hành trình lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) vào đầu năm tới.

Đăng ngày: 30/11/2023
Phát hiện hệ 6 hành tinh hoàn hảo, hy vọng về sự sống

Phát hiện hệ 6 hành tinh hoàn hảo, hy vọng về sự sống

Sáu ngoại hành tinh có kích thước lớn hơn Trái Đất và nhỏ hơn Sao Hải Vương đã đồng nhịp với nhau kể từ khi chúng được sinh ra xung quanh một ngôi sao 4 tỉ năm trước.

Đăng ngày: 30/11/2023
Bí ẩn hố đen siêu nặng ở trung tâm Dải Ngân hà làm thay đổi không - thời gian

Bí ẩn hố đen siêu nặng ở trung tâm Dải Ngân hà làm thay đổi không - thời gian

Hố đen siêu nặng ở trung tâm Dải Ngân hà Sagittarius A*, đang quay rất nhanh và thay đổi không - thời gian quanh nó, một nghiên cứu mới cho hay.

Đăng ngày: 30/11/2023
Bão Mặt trời xáo trộn từ trường Trái đất xảy ra vào ngày 30/11 và 1/12

Bão Mặt trời xáo trộn từ trường Trái đất xảy ra vào ngày 30/11 và 1/12

Bão địa từ lúc đỉnh điểm có thể gây rối loạn mạng lưới điện trên Trái Đất và ảnh hưởng tới hoạt động của các vệ tinh trên bầu trời.

Đăng ngày: 30/11/2023
Nga, UAE, Nam Phi

Nga, UAE, Nam Phi "lọt mắt xanh" của Trung Quốc trong siêu dự án ILRS - căn cứ Mặt trăng quốc tế

Một trường đại học quốc gia ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã trở thành đối tác mới nhất của Trung Quốc trong dự án Trạm Nghiên cứu Mặt trăng Quốc tế (ILRS).

Đăng ngày: 30/11/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News