"Cuộc diễu hành lớn" của 6 hành tinh sẽ diễn ra ngày 28/8
Các nhà thiên văn học Moskva dự báo vào ngày 28/8 tới đây trên bầu trời sẽ có thể quan sát được sự kiện kỳ thú khi 6 hành tinh cùng xếp thành một hàng về cùng một bên so với Mặt trời.
Cung thiên văn Moskva mô tả, 6 hành tinh gồm: sao Thủy, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thiên Vương, sao Hải Vương, sao Thổ và Mặt Trăng nằm ở một phía của Mặt trời trong một dải khoảng 160 độ.
Ngày mai, 6 hành tinh cùng xếp thành một hàng về cùng một bên so với Mặt trời.
Sao Thổ và sao Hải Vương sẽ mọc đầu tiên sau 21h00 (giờ Moskva), còn sau nửa đêm sẽ đến sao Thiên Vương, sao Mộc, sao Hỏa và Mặt Trăng lần lượt xuất hiện từ phía sau đường chân trời.
Nếu trời quang có thể quan sát được hiện tượng kỳ thú này bằng mắt thường, trừ sao Hải Vương và sao Thiên Vương.
Sao Thủy sẽ khó tìm thấy hơn vì xuất hiện trong tầm nhìn chưa đầy 1 tiếng, ở vị trí rất thấp ở đường chân trời và bị các tia sáng Mặt trời làm lóa. Trong khi đó, có thể quan sát được sao Hải Vương và sao Thiên Vương nếu sử dụng kính thiên văn hoặc ống nhòm tốt.
Cung thiên văn cũng cho biết, “cuộc diễu hành lớn” tiếp theo của các hành tinh sẽ xảy ra vào ngà y 28/2/2025. Sao Thổ, sao Thủy, sao Hải Vương, sao Kim, sao Thiên Vương, sao Mộc và sao Hỏa sẽ cùng tụ tập trên bầu trời đêm. Đây là ngày gần nhất mà cả 7 hành tinh sẽ ở cùng một phía của Mặt trời và gần như sẽ được nhìn thấy trên bầu trời cùng một lúc (trừ sao Thổ, sao Thủy và sao Hải Vương).
Trong thiên văn học một “cuộc diễu hành hành tinh” là sự kiện khi một số hành tinh có thể nhìn thấy bằng mắt thường ở khá gần nhau và có thể nhìn thấy (trừ khi chúng ở gần Mặt trời trong một dải hẹp khoảng 20-30 độ.
Một cuộc diễu hành hành tinh lớn xảy ra khi 5 hành tinh trở lên tập hợp theo cách này, còn khi 4 hành tinh ở gần nhau sẽ tạo nên cuộc diễu hành nhỏ. Các cuộc diễu hành nhỏ xảy ra khoảng 20 năm một lần, trong khi những cuộc diễu hành lớn hiếm khi xảy ra hơn.

Vùng siêu rỗng của không gian và những vật thể kỳ lạ nhất vũ trụ
Trái đất là nơi đặc biệt vì có sự sống và nền văn minh phát triển, nhưng vũ trụ còn nhiều vật thể thú vị khác mà có thể bạn chưa nghe đến.

Lần đầu tiên các nhà thiên văn học đo được tốc độ quay của lỗ đen
Các nhà thiên văn học đã lần đầu tiên xác định được tốc độ quay của một lỗ đen.

Phát hiện sốc về Trái đất bằng kim cương từ "thế giới bên kia"
30 năm trước, nhân loại đã phát hiện ra một báu vật vũ trụ vô giá mà không hay: Một hệ sao xung cực kỳ quý hiếm mang tên B1257 + 12, có thể sở hữu ít nhất 1 hành tinh khối lượng Trái Đất.

NASA dự báo sai về năng lượng Mặt trời, Trái đất biết tránh "đường" nào?
Các chuyên gia hàng đầu ở NASA dự đoán từ năm 2021, năng lượng Mặt trời bước vào chu kỳ 25 mới sẽ rất nhẹ nhàng, nhưng thực tế diễn ra hoàn toàn ngược lại.

2.200 nghìn tỷ tấn kim loại ở phía bên kia của Mặt trăng đến từ đâu?
Việc phát triển tài nguyên kim loại ở phía xa của Mặt Trăng là một cột mốc quan trọng mới trong hành trình khám phá không gian bên ngoài của con người và có ý nghĩa quan trọng về mặt khoa học và kinh tế.

Độ cong của không gian và bí ẩn của các vũ trụ song song
Trong vũ trụ rộng lớn, vô số thiên hà và hành tinh đan xen với những câu đố bí ẩn, trong đó hấp dẫn nhất là độ cong của không gian và các vũ trụ song song.
