Dấu vết "hành tinh ma" xuất hiện khắp nơi trên Trái đất?
Sóng địa chấn gợi ý về các "vùng vận tốc cực thấp" mới vừa được ghi nhận. Đó có thể là dấu hiệu của "hành tinh ma" Theia.
Trước đây, các nhà khoa học đã từng tìm thấy 2 cấu trúc kỳ lạ như những siêu lục địa mọc lên từ ranh giới lõi - lớp phủ và vươn cao bên trong lớp phủ Trái đất. Họ tin rằng đó là những gì còn sót lại của một hành tinh bị Trái đất sơ khai "ăn thịt".
Các cấu trúc đó được gọi là "vùng vận tốc cực thấp" (ULVZ), được phát hiện nhờ sự chậm lại bất thường của sóng địa chấn khi đi qua chúng.
Các mảnh vỡ lớn của một hành tinh giả thuyết có thể vẫn còn nguyên vẹn bên dưới chân bạn, cho dù bạn đang đứng ở đâu trên thế giới - (Minh họa AI: Anh Thư).
Giờ đây, một nghiên cứu mới cho thấy không chỉ có 2 ULVZ. Chúng xuất hiện ở khắp mọi nơi trong lòng lớp phủ.
Theo Live Science, một nghiên cứu mới đã sử dụng dữ liệu từ 58 trận động đất sâu có cường độ trên 5,8 (theo thang Moment của Mỹ) xảy ra từ năm 2008-2022 gần New Guinea.
Sóng từ những trận động đất này di chuyển qua lõi hành tinh và lên đến Bắc Mỹ, nơi chúng được ghi lại bởi EarthScope, một dự án triển khai các thiết bị giám sát địa chấn di động trên khắp nước Mỹ.
Một số sóng địa chấn xuyên hành tinh này sẽ đi qua ULVZ Tây Thái Bình Dương, là một trong 2 ULVZ đã biết bên trong Trái đất.
Thế nhưng các kết quả công bố trên AGU Advances cho biết họ đã tìm thấy sự biến đổi của sóng địa chấn ở cả những trạm quan trắc nơi thu về các sóng địa chấn không hề đi qua ULVZ Tây Thái Bình Dương.
Đường đi của các sóng được nghiên cứu chắc chắn cũng không đi qua ULVZ ở bên dưới châu Phi.
Cách giải thích duy nhất là còn các ULVZ khác tồn tại, nơi sóng địa chấn có thể mất đi tận 50% tốc độ khi đi qua.
Các nhà nghiên cứu tin rằng nếu mở rộng việc xem xét ra các trạm quan trắc khác trên Trái đất, "dấu hiệu lạ" sẽ xuất hiện trong sóng địa chấn ở khắp mọi nơi.
Theo nhà địa vật lý Michael Thorne từ Đại học Utah (Mỹ), trưởng nhóm nghiên cứu, ULVZ cực đoan này vẫn còn mang nhiều bí ẩn và cho đến nay, chưa ai có thể khẳng định chúng là cái gì.
Tuy vậy, nhiều nhà khoa học nghiêng về giả thuyết các ULVZ chính là mảnh "hành tinh ma" Theia.
Hành tinh giả thuyết này to cỡ sao Hỏa và đã va chạm với Trái đất sơ khai khoảng 4,5 tỉ năm trước, cũng là vụ va chạm đã bắn tung đá bụi lên quỹ đạo, tạo nên Mặt trăng.
Vật chất của 2 hành tinh đã hòa trộn vào nhau nhưng không thật sự đồng nhất và có lẽ một vài mảnh lớn của Theia vương vãi đâu đó trong cấu trúc Trái đất.
Chính vì thuộc về cơ thể của một hành tinh khác, mang thành phần ít nhiều khác với thành phần địa cầu nên sóng địa chấn mới thay đổi khi đi qua các mảnh thành tinh này, tạo thành các ULVZ.
Tất nhiên, đó mới chỉ là một giả thuyết. Nhưng nó có vẻ đang dần sáng tỏ thông qua các phát hiện mới về ULVZ hay nghiên cứu về Mặt trăng.

Nếu Mặt trời đột ngột biến mất, chuyện gì sẽ xảy ra? Khoa học vào cuộc, kết quả bất ngờ!
Nếu không có Mặt trời giữ Trái ddất trên quỹ đạo, hành tinh của chúng ta có thể sẽ bắt đầu trôi vào không gian. Trong khi đó nhân loại phải cố gắng sống sót một cách tuyệt vọng.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Kính viễn vọng của Trung Quốc phát hiện 2 tiểu hành tinh mới
Kính viễn vọng Khảo sát trường rộng (WFST) của Trung Quốc có khả năng khảo sát toàn bộ bầu trời từ Bắc bán cầu đã phát hiện 2 tiểu hành tinh hoạt động gần Trái đất.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

NASA/ESA chụp được "cánh cổng mở vào vũ trụ khác"
Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được hình ảnh ngoạn mục từ vùng vũ trụ xa xôi cách chúng ta tận 1.350 năm ánh sáng.

Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh
Kim tinh có khí hậu khắc nghiệt, nên tàu vũ trụ chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn sau khi hạ cánh.
