Cưới được người trong mộng nhờ hành tinh xa xôi
Gọi hành tinh ngoài hệ Mặt Trời bằng tên của người yêu là ý tưởng độc đáo của một chàng trai tại Mỹ và ý tưởng đó giúp anh cầu hôn thành công.
Anh Zeb Gray và cô Amara Somers. (Ảnh: NBC News)
Anh Zeb Gray, một nhân viên bảo vệ 25 tuổi tại thành phố Carson, bang Nevada, Mỹ, hẹn hò với cô Amara Somers. Để thể hiện tình yêu vĩnh cửu với Amara, anh quyết định dùng tên cô để gọi một hành tinh ngoài Thái Dương Hệ, NBC News đưa tin.
Đương nhiên, Zeb muốn tất cả mọi người trên trái đất đều gọi tên người yêu của anh khi họ nhắc tới hành tinh ấy. Vì thế anh quyết định tham gia cuộc thi đặt tên mới cho Alpha Centauri Bb - hành tinh ngoại lai gần hệ Mặt Trời nhất. Cuộc thi do Uwingu, một công ty cung cấp dịch vụ giải trí mang chủ đề vũ trụ, tổ chức cuộc thi.
Với khoản phí 4,99 USD, các thí sinh tham gia cuộc thi của Uwingu có thể đề xuất một cái tên cho Alpha Centauri Bb. Để bầu cho một cái tên, người dân phải chi 0,99 USD. Uwingu sẽ chi một nửa số tiền mà họ thu được trong cuộc thi vào các dự án giáo dục và khoa học không gian. Cuộc thi sẽ kết thúc vào ngày 15/4.
Hình minh họa hành tinh Alpha Centauri Bb. (Ảnh: PHL)
Hiện tại, "Amara" là cái tên mà người ta ủng hộ nhiều nhất. Tất nhiên, kết quả có thể thay đổi khi cuộc thi kết thúc. Song dường như Amara đang rất vui. Vì thế, khi Zeb ngỏ lời cầu hôn vào hôm 5/4, cô đã đồng ý.
Nhưng Zeb không phải là người đầu tiên gây ấn tượng với phụ nữ bằng cách gọi thiên thể theo tên của người yêu. Khi nhà thiên văn James Christy của Đài thiên văn hải quân Mỹ phát hiện vệ tinh nhân tạo lớn nhất của sao Diêm Vương vào năm 1978, ông đã gọi nó là "Charon" để bày tỏ lòng biết ơn đối với bà vợ Charlene. Tất nhiên, "Charon" là cái tên không hoàn toàn giống "Charlene", song nó vẫn khiến bà Charlene cảm thấy hạnh phúc.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.
