Đã có lúc côn trùng được xem là món ăn hảo hạng trong lịch sử loài người

Hàng thế kỷ qua, con người tiêu thụ các loài côn trùng từ bọ cánh cứng tới sâu bướm, cào cào, châu chấu, mối, chuồn chuồn,... Từ rất lâu, côn trùng trở thành một phần trong thực đơn truyền thống của con người, chúng đóng vai trò bữa ăn hàng ngày. Thời Hi Lạp cổ đại, ve sầu được xem là đồ ăn vặt xa xỉ, còn thời La Mã xem ấu trùng bướm là món ăn hảo hạng.

Đã có lúc côn trùng được xem là món ăn hảo hạng trong lịch sử loài người

Tại sao chúng ta lại quên mất hương vị từ côn trùng?

Điều này liên quan đến lịch sử, câu chuyện có lẽ bắt đầu từ khoảng 10.000 năm TCN, ở vùng Trung Đông màu mỡ, khi nông nghiệp phát triển cũng là lúc quan niệm bắt đầu thay đổi, con người hắt hủi các loài côn trùng như là những sinh vật gây hại đã phá phách mùa màng. Dân số phát triển, phương Tây được đô thị hoá, con người dần dần quên mất lịch sử gắn liền với côn trùng của mình. Ngày nay, mọi người chỉ thấy côn trùng là một thứ gây khó chịu, chúng cắn, đốt và phá hoại thức ăn của chúng ta, cảm giác đó khiến chúng ta thấy ghê rợn và ghét bỏ những đồ ăn từ côn trùng.

Đã có lúc côn trùng được xem là món ăn hảo hạng trong lịch sử loài người

Hiện nay, các nước nhiệt đới là những khách hàng tiêu thụ côn trùng nhiều nhất bởi văn hoá của họ chấp nhận chúng. Gần 2000 loài côn trùng được chế biến thành đồ ăn, thực phẩm hàng ngày cho 2 tỷ người trên khắp thế giới. Các loài ở những khu vực này có số lượng, đa dạng và hay tâp hợp thành từng đàn khiến chúng dễ thu hoạch.

Đã có lúc côn trùng được xem là món ăn hảo hạng trong lịch sử loài người

Như Campuchia ở Đông Nam Á là nơi loài nhện đen khổng lồ được thu lượm để rán và đem bán trên thị trường. Ở Nam Phi, loài sâu bướm béo mọng là một món ăn chính được nấu với nước sốt cay hoặc được phơi khô và ướp muối. Ở Mêxicô, bọ xít băm nhỏ nướng cùng tỏi, chanh và muối. Côn trùng có thể để nguyên con để trang trí món ăn hoặc nghiền thành bột làm gia vị, chúng không chỉ ngon mà còn rất bổ dưỡng.

Đã có lúc côn trùng được xem là món ăn hảo hạng trong lịch sử loài người

Lợi ích mà thực phẩm từ côn trùng mang lại

Chúng có thể chứa tới 80% Protein và nhiều chất béo giàu năng lượng, chất xơ và các dinh dưỡng vi lượng như vitamin và khoáng chất. Bạn có biết hầu hết các loài côn trùng ta ăn có chứa hàm lượng sắt nhiều hơn cả thịt bò, khiến chúng trở thành nguồn tài nguyên lớn để giải quyết vấn đề dinh dưỡng hiện nay trên thế giới.

Đã có lúc côn trùng được xem là món ăn hảo hạng trong lịch sử loài người

Ấu trùng cũng là một ví dụ về dinh dưỡng khác. Ấu trùng vàng sinh sôi tự nhiên ở Mỹ rất dễ nuôi. Chúng có hàm lượng vitamin cao, giàu khoáng chất và chứa lượng protein gần bằng thịt bò. Chúng rất dễ chế biến, chỉ cần xào với bơ và muối là có món snack giòn tan. Thực ra, côn trùng rất ngon. Các món nhộng có vị giống như hạt dẻ nướng. Châu chấu giống như tôm. Món dế thì có hương vị của bỏng ngô.

Đã có lúc côn trùng được xem là món ăn hảo hạng trong lịch sử loài người

Nuôi trồng côn trùng làm thực phẩm gây ít tác động lên môi trường hơn các nông trại gia súc bởi vì côn trùng thải ra ít khí nhà kính hơn. Đối với nền kinh tế xã hội, nuôi trồng côn trùng có thể nâng cao đời sống cho những người ở các đất nước đang phát triển vì nông trại nuôi côn trùng chỉ cần quy mô nhỏ, năng suất cao và dễ quản lý.

Đã có lúc côn trùng được xem là món ăn hảo hạng trong lịch sử loài người

Đối diện với một đĩa dế chiên, hầu hết mọi người ngày nay đều chùn bước. Nhưng hãy nghĩ đến món tôm hùm, nó khá giống một con côn trùng khổng lồ với rất nhiều chân và nó cũng từng bị xem như một món ăn hạ cấp và gớm ghiếc. Nhưng giờ thì tôm hùm đã trở thành một trong những món ăn sang trọng bậc nhất. Liệu có thể có sự chuyển hoá tương tự xảy ra với côn trùng?

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện vi khuẩn gây ung thư, tiểu đường

Phát hiện vi khuẩn gây ung thư, tiểu đường

Vi khuẩn porphyromonas gingivalis (Pg) được xác định là tác nhân gây các bệnh ung thư, tiểu đường và Alzheimer ở người.

Đăng ngày: 12/12/2019
Vườn cây như thế nào sẽ thu hút được nhiều côn trùng?

Vườn cây như thế nào sẽ thu hút được nhiều côn trùng?

Tiếng báo động đang vang lên về sự suy giảm toàn cầu của côn trùng! Các nghiên cứu gần đây cho thấy số lượng các loài côn trùng đang giảm mạnh, do mất môi trường sống và thuốc trừ sâu.

Đăng ngày: 11/12/2019
Tấm ảnh khiến nhiều người rợn tóc tay, nhưng lại là tin cực kỳ vui với khoa học

Tấm ảnh khiến nhiều người rợn tóc tay, nhưng lại là tin cực kỳ vui với khoa học

Một con nhện đã đáng sợ. Giờ hãy tưởng tượng cũng con nhện đấy, nhưng có tới hàng chục con như thế đang bò lúc nhúc thì sao?

Đăng ngày: 09/12/2019
Loài côn trùng có khả năng sao chép 99,99% hình dáng lẫn chuyển động của chiếc lá

Loài côn trùng có khả năng sao chép 99,99% hình dáng lẫn chuyển động của chiếc lá

Việc phải đóng giả làm một chiếc lá mặc dù đã có vẻ bề ngoài giống đến 99,99% không hề dễ như bạn nghĩ, bởi nó còn đòi hỏi khả năng diễn xuất hết sức tài tình, hóa thân linh hoạt thành lá còn xanh hoặc lá đã rụng

Đăng ngày: 07/12/2019
Cây chuối trở thành nguồn nhựa sinh học có thể tái chế

Cây chuối trở thành nguồn nhựa sinh học có thể tái chế

Những chiếc túi “nhựa” có thể phân hủy sinh học được làm từ cây chuối nghe có vẻ hơi ... chuối, nhưng một số nhà nghiên cứu của Úc đã tìm ra cách làm được điều đó và khiến nó trở thành giải pháp công nghiệp để giải quyết các vấn đề về ô nhiễm nhựa hiện nay.

Đăng ngày: 04/12/2019
Giải mã bí ẩn

Giải mã bí ẩn "cây tù tội" 1.500 tuổi

"Cây tù tội" trở thành điểm du lịch nổi tiếng trong nhiều thập niên nhờ câu chuyện truyền miệng thân cây rỗng khổng lồ là nơi giam giữ thổ dân.

Đăng ngày: 01/12/2019
Tại sao côn trùng lại có kích thước nhỏ bé như vậy? Vì sao con gián mất đầu mà vẫn có thể sống?

Tại sao côn trùng lại có kích thước nhỏ bé như vậy? Vì sao con gián mất đầu mà vẫn có thể sống?

Chắc hẳn hồi còn bé ai cũng từng một lần giết những con côn trùng và chắc hẳn sẽ có một vài người cảm thấy tò mò về những chất có màu trắng hay vàng thoát ra thay vì máu như trên cơ thể con người.

Đăng ngày: 30/11/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News