Da nhân tạo mọc lông và có tuyến mồ hôi

Các nhà khoa học Nhật Bản nuôi cấy thành công mô da trong phòng thí nghiệm với mọi đặc điểm hoàn chỉnh từ nang lông đến tuyến mồ hôi, mang đến triển vọng ghép da cho bệnh nhân bỏng nặng.

Theo International Business Times, lớp da cấy ghép cho chuột hình thành kết nối với các dây thần kinh và sợi cơ, có thể trở thành chìa khóa để tạo nên những tế bào da đầy đủ chức năng hoạt động. Nghiên cứu công bố hôm 1/4 trên tạp chí Science Advances mở ra hy vọng cấy ghép da thành công cho bệnh nhân bỏng hoặc người cần thay da mới.


Da nhân tạo với nang lông và tuyến mồ hôi. (Ảnh: Takashi Tsuji/Riken).

Lĩnh vực da nhân tạo đạt nhiều thành tựu trong các năm gần đây khi các nhà nghiên cứu tạo ra một số loại mô khác nhau. Tuy nhiên, những mô này vẫn thiếu hai đặc điểm cơ bản là nang lông và tuyến mồ hôi, dùng để chống nước ngấm vào da, tóc. Điều này có nghĩa da nhân tạo trước đây không thể thực hiện đầy đủ chức năng sau khi cấy ghép vào cơ thể sống.

Nhóm nghiên cứu ở Trung tâm Phát triển Sinh học Riken, Kobe, Nhật Bản, hướng đến tạo ra mô da có đủ chức năng, bao gồm mọi thành phần cơ bản để mô hoạt động bình thường. Họ sử dụng tế bào gốc lấy từ lợi chuột và thêm vào một protein để biến đổi tế bào gốc thành tế bào phôi. Sau đó, tế bào này được cấy vào chuột và dần phát triển thành tế bào da như ở một bào thai bình thường.


Da cấy ghép trải qua quá trình mọc lông như da bình thường. (Ảnh: Takashi Tsuji/Riken).

Trải qua một thời gian phát triển, chúng hoàn thiện và trở thành một loại mô da chịu trách nhiệm kiểm soát số lượng nang lông và tuyến mồ hôi. Tế bào da nhân tạo hoàn toàn có thể vận hành như tế bào da thường.

"Với công nghệ mới này, chúng tôi đã nuôi cấy thành công lớp da mô phỏng chức năng của tế bào bình thường. Chúng tôi đang tiến gần hơn đến giấc mơ tái tạo những cơ quan thực sự trong phòng thí nghiệm để cấy ghép. Chúng tôi tin chắc mô nuôi cấy theo phương pháp này có thể được sử dụng như một lựa chọn thay thế việc thử hóa chất bằng động vật", tiến sĩ Takashi Tsuji, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Các tế bào trong cơ thể người luôn tự làm mới, thay thế lẫn nhau, với tuổi thọ vài ngày hoặc vài chục năm.

Đăng ngày: 04/04/2025
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Lịch sử tình dục của loài người

Lịch sử tình dục của loài người

Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Đăng ngày: 24/03/2025
Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Đăng ngày: 22/03/2025
Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Đăng ngày: 19/03/2025
Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Hôn người khác có thể kéo đến từ những bệnh nhẹ như herpes miệng đến vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm màng não do virus hoặc quai bị.

Đăng ngày: 18/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News