Đặc điểm chung của những người dễ bị lây ngáp

Đây là kết quả một nghiên cứu mới của tiến sĩ Elizabeth Cirulli thuộc ĐH Duke về sự "truyền nhiễm" của ngáp.

Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra, những ai dễ cảm thông và thấu hiểu người khác sẽ dễ bị "lây" ngáp hơn. Theo đó, những trẻ em bị tự kỷ, người vốn không mấy biểu lộ sự đồng cảm, sẻ chia sẽ ít lây ngáp hơn.

Tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Elizabeth Cirulli thuộc ĐH Duke cùng các đồng nghiệp đã tiến hành thử nghiệm với 328 tình nguyện viên khỏe mạnh và khoảng 5 người có triệu chứng tự kỷ. Họ sẽ cùng tham gia một cuộc khảo sát nhân khẩu học, một bảng câu hỏi toàn diện về sự đồng cảm, độ nhiệt huyết...

Sau đó, những người tham gia cùng xem một đoạn video 3 phút có người ngáp và họ được ghi lại số lần ngáp khi xem video. Các chuyên gia phát hiện, một số cá nhân ít nhạy cảm, "lây" ngáp hơn so với người khác, còn người ngáp nhiều nhất là 15 lần.

Nghiên cứu đã chỉ ra những đối tượng nào dễ bị hiện tượng "lây" ngáp tác động và đối tượng nào có thể miễn dịch với chúng. Qua đó, các chuyên gia tìm hiểu được về yếu tố tâm lý khi người tham gia thử nghiệm ngáp, đồng thời tìm hiểu về cơ chế gây lây lan này.

Trong quá trình nghiên cứu, các nhà tâm lý học cũng phát hiện thêm một điều khá lạ lùng, các đối tượng tự kỷ thường không bị tác động bởi cơn ngáp. Họ dường như miễn dịch với các kiểu ngáp, cho dù đã bị tác động bằng hình ảnh, âm thanh hay cả hai thứ gộp lại.

Một nhà nghiên cứu khác cho rằng, cơ chế gây ngáp trước đây được cho là do thiếu oxy nhưng nó chưa hoàn toàn đúng. Việc nhìn, nghe thấy ngáp đã tạo ra một phản xạ nào đó, khiến chúng ta có xu hướng bắt chước một cách vô thức.

Những người có sự đồng cảm đã mang sẵn những ý thức về sự chia sẻ nên dễ dàng bị tác động hơn. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn đang cố gắng nghiên cứu để tìm hiểu rõ hơn xem liệu những ảnh hưởng di truyền có góp phần vào căn bệnh "lây" ngáp này.

Mục tiêu lâu dài của các chuyên gia là mô tả những biến đổi trong căn bệnh "ngáp truyền nhiễm" cũng như xem cách thức hoạt động của con người nói chung bằng cách xác định cơ sở di truyền của tính trạng này.

Nghiên cứu được đăng trên tạp chí PLoS ONE.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những loài hoa đẹp có chất kịch độc chết người

Những loài hoa đẹp có chất kịch độc chết người

Mặc dù khoác lên mình những màu sắc rực rỡ và vẻ đẹp quyến rũ lòng người, nhưng nhiều loài hoa lại chứa những chất kịch độc có thể gây chết người.

Đăng ngày: 24/04/2025
Bài kiểm tra tuổi thật của cơ thể

Bài kiểm tra tuổi thật của cơ thể

Tuổi đời chưa hẳn đã là tuổi cơ thể. Nhiều người trẻ nhưng yếu ngang cụ già và ngược lại, không ít bậc cao niên cơ thể khỏe mạnh như mới đôi mươi. Hãy tính tuổi sinh học của cơ thể bằng các bài kiểm tra dưới đây do Bright Side gợi ý.

Đăng ngày: 22/04/2025
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News