Đại bàng lớn nhất từng tồn tại ở Australia

Hóa thạch được khai quật ở miền nam Australia tiết lộ một loài đại bàng tiền sử khổng lồ có sải cánh dài tới 3m.


Mô phỏng đại bàng tiền sử săn mồi. (Ảnh: Julio Lacerda).

Theo nghiên cứu xuất bản trên Tạp chí Điểu học, loài mới được đặt tên là Dynatoaetus gaffae sống cách đây từ 50.000 đến 70.000 năm và là loài đại bàng lớn nhất từng sống ở Australia, thậm chí có khả năng là loài đại bàng lớn nhất hành tinh vào thời điểm đó. Ngoài sải cánh khổng lồ, nó còn có các móng vuốt dài tới 30cm, Live Science hôm 20/3 đưa tin.

Hóa thạch của sinh vật bao gồm xương cánh, chân, móng vuốt, xương ức và hộp sọ được tìm thấy trong một hang động thẳng đứng sâu 17 m ở bang South Australia. Phân tích xương cho thấy Dynatoaetus gaffae có thể có hình dạng tương tự loài đại bàng săn khỉ hay đại bàng Philippines (Pithecophaga jefferyi) còn sống ở châu Á hiện này, nhưng có kích thước lớn gấp đôi.

"Dynatoaetus gaffae và Pithecophaga jefferyi đều có đôi chân to và khỏe so với kích thước của chúng, giúp tấn công và quắp những con mồi lớn", nhà cổ sinh vật học Trevor Worthy từ Đại học Flinders ở Australia, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết.


Đại bàng Philippines còn sống hiện nay. (Ảnh: eBird).

Vào thời đại của Dynatoaetus gaffae, Australia tràn ngập những sinh vật khổng lồ khác, bao gồm cả những loài chim lớn không biết bay, chuột túi khổng lồ (Procoptodon sp.), kỳ đà khổng lồ (Varanus priscus) và thú có túi giống gấu (Diprotodon optatum). Các nhà nghiên cứu tin rằng Dynatoaetus gaffae có thể đã săn lùng con non hoặc những cá thể nhỏ và ốm yếu của những loài này. Con mồi của chúng có thể lớn bằng chuột túi xám phương Tây (Macropus fuliginosus) cao 1,3m ngày nay.

Chỉ có hai loài đại bàng đã tuyệt chủng được cho là lớn hơn Dynatoaetus gaffae. Một là Gigantohierax suarezi chuyên săn bắt động vật gặm nhấm khổng lồ ở Cuba cách đây 5.000 - 12.000 năm và loài còn lại là đại bàng Haasts khổng lồ (Hieraaetus moorei) ở New Zealand tuyệt chủng vào khoảng năm 1400. Cả hai đều có sải cánh rộng như Dynatoaetus gaffae nhưng nặng hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Đăng ngày: 16/04/2025
Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tìm thấy giống loài

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng

Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Đăng ngày: 08/04/2025
Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đăng ngày: 06/04/2025
Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Đăng ngày: 06/04/2025
Lời trần tình của kẻ

Lời trần tình của kẻ "khai quật mộ cổ"

Nhà khảo cổ kể về trải nghiệm về sự nguy hiểm và thú vui của nghề đào mộ.

Đăng ngày: 04/04/2025
Loài người đang bị teo nhỏ vì nguyên nhân đáng sợ?

Loài người đang bị teo nhỏ vì nguyên nhân đáng sợ?

55 triệu năm trước, những con ngựa sơ khai đã trải qua giai đoạn cơ thể bị teo nhỏ bất thường. Loài người chúng ta có thể đang bước vào giai đoạn đó bởi một tác nhân khó tưởng tượng.

Đăng ngày: 02/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News