"Đại dương giữa các vì sao" xâm nhập Hệ Mặt trời, đáp xuống Trái đất
Hệ Mặt trời sơ khai khi chưa có hành tinh có 2 hồ chứa khí lớn, một chứa khí Mặt trời, một chứa vật chất giàu nước, chính là nơi sinh ra các đại dương của Trái đất.
Kết quả gây sốc vừa được công bố trên tạp chí Nature Astronomy, tái hiện lại đoạn lịch sử đáng kinh ngạc trước khi Trái đất ra đời. Nghiên cứu dẫn đầu bởi Tiến sĩ Jerome Aléon từ Viện Mỏ, vật lý vật liệu và hóa học vũ trụ thuộc Đại học Sorbonne và Bảo tàng lịch sử tự nhiên Quốc gia Paris (Pháp).
Hệ Mặt trời sơ khai khi các hành tinh chưa thành hình - (Ảnh đồ họa từ ESA).
Trái đất là một hành tinh đặc biệt trong Hệ Mặt trời, là hành tinh duy nhất chắc chắn có nước dồi dào ở dạng lỏng - điều kiện cần thiết để sự sống, bao gồm chúng ta, được tồn tại. Nguồn gốc của nước Trái đất từ lâu vẫn là chủ đề gây tò mò và tranh cãi.
Theo Science Alert, đó là một câu hỏi khó trả lời bởi quá trình bồi tụ hành tinh thường làm nóng và ép các vật chất nguyên thủy thành các dạng "xóa nguồn". Tuy nhiên qua việc phân tích một thiên thạch "già" hơn Trái đất là Efremovka, được tìm thấy ở Kazakhstan năm 1962, các nhà khoa học đã tìm ra được nơi nước được khai sinh.
Họ đã dùng chùm tia ion hội tụ để đo hàm lượng nước và thăm dò khoáng chất trong mẫu thiên thạch này và so sánh kết quả với 8 vật liệu giàu nước hiện đại.
Các khoáng chất và tỉ lệ các đồng vị lạ trong thiên thạch này đã tiết lộ trong 200.000 năm đầu tiên của lịch sử Hệ Mặt trời, trước khi các hành tinh hình thành, đã tồn tại 2 hồ chứa khí lớn.
Một trong 2 là hồ chứa khí Mặt trời, chính là những thứ sẽ ngưng tự thành cốt lõi của các vật thể trong Hệ Mặt trời sau này. Cái còn lại chứa vật chất giàu nước, có nguồn gốc từ một dòng vật chất khổng lồ giữa các vì sao, vô tình rơi xuống phía trong Hệ Mặt trời vào thời điểm lớp vỏ tiền sao sụp đổ.
Chính hồ chứa khí thứ 2 đã cung cấp vật liệu bổ sung và tạo ra các thế giới khác lạ trong Hệ Mặt trời, và có vẻ Trái đất của chúng ta may mắn hưởng phần nhiều bởi nước trong hồ chứa này có thành phần đồng vị phù hợp với nước Trái đất. Vì vậy có thể nói đại dương Trái đất có nguồn gốc nguyên thủy là dòng vật chất ngoại lai đã xâm nhập Hệ Mặt trời.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?
Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.
