Tàu vũ trụ Solar Orbiter bay xuyên qua đuôi sao chổi

Tàu vũ trụ Solar Orbiter lao qua đuôi sao chổi Leonard, chụp ảnh và mang lại những phân tích giá trị cho các nhà khoa học.

Khi sao chổi Leonard tạm biệt Trái đất và bay qua sao Kim, tàu nghiên cứu Mặt trời Solar Orbiter của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã lao xuyên qua phần đuôi dài và mang đến cho các nhà khoa học những thông tin mới về sao chổi.


Tàu vũ trụ Solar Orbiter chụp ảnh sao chổi Leonard qua các thời điểm khác nhau giữa tháng 12/2021. (Ảnh: ESA/Solar Orbiter/Metis Team)

Leonard, còn gọi là sao chổi C/2021 A1, được phát hiện vào tháng 1 năm ngoái. Với những người thích quan sát bầu trời, đây có lẽ là vật thể ngoạn mục nhất bay ngang qua trong năm 2021. Nó có một "màn trình diễn" ấn tượng trong hành trình lao về phía Mặt trời, đặc biệt là trong giai đoạn gần ngày 12/12, thời điểm tiếp cận Trái đất gần nhất.

Solar Orbiter đã thu thập dữ liệu về sao chổi trong vài ngày xung quanh mốc 17/12. Vào thời điểm đó, sao chổi Leonard đang di chuyển xa khỏi Trái đất và tiến về phía Mặt trời. Nó tới gần Mặt trời nhất vào ngày 3/1.

Trong khi đó, Solar Orbiter đã hoàn thành chuyến bay qua sát Trái đất ngày 27/11 và cũng đang hướng tới Mặt trời để thực hiện chuyến tiếp cận vào tháng 3. Dù tâm của Leonard ở gần sao Kim và cách con tàu khoảng 44,5 triệu km vào giữa tháng 12, đuôi sao chổi vẫn kéo dài qua quỹ đạo Trái đất, theo ESA.

Samuel Grant, nghiên cứu sinh tại Đại học College London, đoán trước rằng Solar Orbiter sẽ bay qua đuôi sao chổi nhờ một chương trình máy tính theo dõi đường bay của tàu vũ trụ, quỹ đạo sao chổi và gió Mặt trời - dòng hạt mang điện liên tục phóng ra từ Mặt trời và xuyên qua hệ Mặt trời, tạo hình cho đuôi ion của các sao chổi.

Dù được thiết kế để nghiên cứu Mặt trời, Solar Orbiter vẫn trang bị một số công cụ có thể thu thập dữ liệu về đuôi của Leonard. Ví dụ, bộ công cụ Phân tích Gió Mặt trời của con tàu phát hiện các ion và hợp chất thuộc về sao chổi thay vì gió Mặt trời, bao gồm các ion oxy và CO2. Ngoài ra, từ kế của tàu cũng ghi nhận những dấu hiệu nhiễu loạn từ trường có thể do sự tương tác của sao chổi với từ trường Mặt trời gây ra.

Ngoài ra, Solar Orbiter còn chụp một số bức ảnh giá trị. Con tàu thu thập các hình ảnh cực tím có thể giúp giới khoa học nghiên cứu nước trong sao chổi và ảnh chụp dưới ánh sáng khả kiến giúp cung cấp thêm thông tin về bụi sao chổi.

Solar Orbiter là tàu vũ trụ duy nhất trực tiếp đi xuyên qua đuôi Leonard, nhưng nhiều tàu khác ở phía trong của hệ Mặt trời cũng đã nghiên cứu sao chổi này, bao gồm tàu STEREO-A, Parker Solar và SOHO. Với Solar Orbiter, đây là lần thứ hai bay xuyên đuôi sao chổi. Con tàu từng lao qua đuôi sao chổi ATLAS vào năm 2020, không lâu sau khi phóng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/04/2025
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 31/03/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 30/03/2025
Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Đăng ngày: 29/03/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News