Đại dương mênh mông nhưng hầu hết diện tích đã bị con người "xâm lược"

Mười ba phần trăm diện tích đại dương của thế giới được xem là vẫn còn hoang sơ, chúng là những vùng nước không bị xáo trộn bởi các hoạt động công nghiệp của con người.

Chúng ta thường biết nhiều về các vùng đất tự nhiên được bảo tồn và giúp tránh khỏi sự tác động của con người, nhưng ít có tài liệu nào nghiên cứu về điều kiện tương tự như vậy trên các đại dương.

Trong một nghiên cứu mới nhất được công bố trên Tạp chí Current Biology, các nhà khoa học đã xác định được các vùng biển hoang sơ nhất, không chịu sự tác động trực tiếp của con người và hệ sinh thái biển nơi đây được tự do phát triển, chỉ chiếm 13% tức vào khoảng 34 triệu km.


Bản đồ các vùng biển còn giữ được vẻ hoang sơ bên cạnh những vùng biển đã bị con người tác động trên khắp thế giới. Số liệu: Kennedy Elliott, Ng Staff; Kendall R. Jones, Wildlife Conservation Society.

Tại những nơi này, đại dương vẫn còn được giữ gìn nguyên vẹn như hàng triệu năm qua. Không quá ngạc nhiên khi những vùng biển này nằm quá xa so với các khu dân cư khiến con người không thể với tới được mà khai thác, như các vùng biển ở xa về hai cực bắc nam của Trái Đất. Các vùng biển gần đường bờ biển của các nước, chỉ 10% là được giữ gìn ở tình trạng nguyên sơ và 5% trong số đó được các quốc gia bảo vệ.

Mặc dù điều này cũng có thể dễ dàng suy đoán được, nhưng nghiên cứu của Kendall Jones đã chỉ rõ các số liệu, ông là tác giả của nghiên cứu và là chuyên gia về hoạch định bảo tồn tự nhiên tại Hội Bảo tồn Thế giới Hoang dã. Theo đó, ngành công nghiệp đánh bắt hải sản đã khiến con người ngày càng đi xa hơn vào đại dương, và tác động xấu đến hệ sinh thái biển tại nơi mà họ đi qua.

Qua nghiên cứu này, ông mong muốn các vùng biển còn giữ được trạng thái hoang sơ sẽ ít nhất giữ được như vậy. Xa hơn, ông hy vọng các quốc gia sẽ quy hoạch và lập các vùng bảo vệ để giữ gìn vùng biển quốc gia của mình thoát khỏi tác động của công nghiệp hóa ồ ạt.


Những vùng biển chứa đến 97% các vùng biển hoang sơ trên khắp thế giới. Số liệu: Kennedy Elliott, Ng Staff; Kendall R. Jones, Wildlife Conservation Society.

Các vùng biển ở hai cực được giữ gìn ở tình trạng rất nguyên sơ do ít có người sinh sống ở đây, tuy nhiên chúng vẫn bị đe dọa gián tiếp bởi các hoạt động công nghiệp của con người. Khi môi trường thay đổi cực đoan dẫn đến sự ấm lên toàn cầu, băng ở hai vùng cực sẽ tan chảy và làm thay đổi vùng biển tại đây.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét 15 yếu tố gây tác động xấu cho đại dương được thực hiện bởi con người, như là đánh bắt hải sản, thải chất ô nhiễm, làm suy thoái dinh dưỡng trong biển, cũng như hoạt động làm biến đổi khí hậu, axit hóa đại dương...

Những vùng biển hoang sơ có xu hướng đa dạng sinh học và di truyền sinh học mạnh mẽ hơn các vùng biển khác. Tuy vậy, những nơi này sẽ dễ bị tổn thương nếu bị con người xâm chiếm vì chúng chưa từng tiếp xúc với những tác động tiêu cực nhân tạo.

“Nhìn vào bản đồ này, chúng ta nên thấy quý trọng những vùng biển hoang sơ nhỏ nhoi còn sót lại. Một khi đã bị tàn phá bởi con người, chúng sẽ khó khôi phục lại được như tình trạng ban đầu, vì thế hãy bảo vệ những vùng biển còn sạch bóng các tác động công nghiệp của loài người”, Kendall Jones chia sẻ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc

Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Đăng ngày: 23/03/2025
Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi

Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Đăng ngày: 23/03/2025
Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi

Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi

Đoạn clip quay lại toàn bộ quá trình rút chiếc ống hút nhựa găm chặt vào lỗ mũi chú rùa biển đã nhận được sự quan tâm lớn từ phía cộng đồng mạng ngay sau khi xuất hiện trên Youtube.

Đăng ngày: 08/03/2025
Những con vật kỳ lạ nhất ở Nam Cực

Những con vật kỳ lạ nhất ở Nam Cực

Nam Cực được biết đến là một trong những nơi lạnh nhất và có khí hậu khắc nghiệt nhất của Trái đất.

Đăng ngày: 28/02/2025
Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Đăng ngày: 23/02/2025
Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Đăng ngày: 16/02/2025
Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News