Đại học Kyushu phát triển hệ thống nhận dạng bằng hơi thở

Các nhà khoa học tạo ra một công cụ an ninh cho phép nhận dạng cá nhân thông qua cảm biến khứu giác.

Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Kyushu phát triển cảm biến khứu giác đạt độ chính xác lên tới 97% trong loạt thử nghiệm đầu tiên. Nhà nghiên cứu Chaiyanut Jirayupat tại Viện Hóa học vật liệu và Kỹ thuật thuộc Đại học Kyushu và cộng sự mô tả cảm biến mới trong bài báo công bố hôm 22/6 trên tạp chí Chemical Communications.

Đại học Kyushu phát triển hệ thống nhận dạng bằng hơi thở
Cảm biến khứu giác cho độ chính xác cao. (Ảnh: Đại học Kyushu)

"Công nghệ này dựa vào đặc điểm riêng biệt của mỗi cá nhân. Đặc điểm hình dáng có thể bắt chước, thậm chí thay đổi bằng thương tích. Gần đây, mùi của con người trở thành lĩnh vực mới trong nhận dạng sinh trắc học. Về cơ bản, đó là sử dụng thành phần hóa học của riêng bạn để xác nhận bạn là ai", Jirayupat giải thích.

Ban đầu, nhóm của Jirayupat tập trung vào khí thải qua da, tức hợp chất sản sinh bởi da người. Tuy nhiên, phương pháp này có hạn chế bởi da không tạo ra mật độ hợp chất bay hơi đủ cao để máy móc có thể phát hiện.

Sau đó, các nhà khoa học đánh giá khả năng kiểm tra hơi thở của con người. Jirayupat cho biết trước đây hơi thở của con người từng được sử dụng để xác định người mắc bệnh ung thư, tiểu đường và Covid-19. Nhóm nghiên cứu của Đại học Kyushu xác định tổng cộng 28 hợp chất trong hơi thở có thể dùng để nhận dạng sinh trắc học. Họ phát triển một loạt cảm biến khứu giác với 16 nguồn. Mỗi cảm biến có thể nhận dạng một nhóm hợp chất riêng biệt. Dữ liệu cảm biến về hơi thở của từng người được phân tích bằng máy, giúp tạo ra lý lịch riêng của mỗi cá nhân.

Trưởng nhóm nghiên cứu Takeshi Yanagida chia sẻ, họ đã đạt độ chính xác trung bình 97,8% trong loạt thử nghiệm đầu tiên với 6 người. Độ chính xác này vẫn được duy trì khi cỡ mẫu tăng lên 20 cá nhân với nhiều khác biệt về độ tuổi, giới tính và quốc tịch.

Theo Yanigada, cần nghiên cứu sâu hơn trước khi giới thiệu hệ thống. Trong nghiên cứu, họ yêu cầu tình nguyện viên nhịn ăn 6 giờ trước khi kiểm tra. Bước tiếp theo là tìm hiểu liệu kỹ thuật này có hiệu quả bất chấp chế độ ăn hay không.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tận dụng vật lý của Newton, các kỹ sư tạo ra được những tháp pin khổng lồ lưu trữ điện mặt trời

Tận dụng vật lý của Newton, các kỹ sư tạo ra được những tháp pin khổng lồ lưu trữ điện mặt trời

Cuộc cách mạng năng lượng sạch vẫn đau đáu một câu hỏi. Khi gió lên, sóng vỗ và nắng chiếu lung linh muôn hoa vàng, lượng điện sản sinh từ cách hệ thống sạch dồi dào vô cùng.

Đăng ngày: 28/06/2022
Pin xe điện chạy 1.000km với một lần sạc

Pin xe điện chạy 1.000km với một lần sạc

Công ty CATL của Trung Quốc hôm 23/6 cho biết, pin thế hệ thứ ba với hiệu suất năng lượng vượt trội sẽ bắt đầu sản xuất vào năm tới.

Đăng ngày: 27/06/2022
Skarper DiskDrive: Món phụ kiện giúp xe đạp chuyển động nhưng lại gắn vào phanh?

Skarper DiskDrive: Món phụ kiện giúp xe đạp chuyển động nhưng lại gắn vào phanh?

Điểm đặc biệt của sản phẩm này là không gắn vào bộ chuyển động của xe mà lại gắn vào phanh đĩa, di chuyển phanh để truyền động từ bánh sau.

Đăng ngày: 25/06/2022
Các nhà khoa học công bố robot cá có thể ăn vi nhựa trong nước biển

Các nhà khoa học công bố robot cá có thể ăn vi nhựa trong nước biển

Bước đầu phát triển công nghệ triệt tiêu vi nhựa, thứ rác thải vô hình dưới mắt thường

Đăng ngày: 24/06/2022
Trung Quốc phát triển siêu máy tính có thể mô phỏng suy nghĩ của con người

Trung Quốc phát triển siêu máy tính có thể mô phỏng suy nghĩ của con người

Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc phát triển siêu máy tính mới nhanh đến mức có thể chạy thành công mô hình trí tuệ nhân tạo phức tạp như bộ não người.

Đăng ngày: 23/06/2022
Cảm biến phát hiện nhanh thuốc trừ sâu trong trái cây

Cảm biến phát hiện nhanh thuốc trừ sâu trong trái cây

Cảm biến nano của KI thuộc dạng tái tạo, rẻ tiền và phổ cập so với kỹ thuật truyền thống.

Đăng ngày: 21/06/2022
Mắt kính phiên dịch mọi ngôn ngữ khác nhau của Google

Mắt kính phiên dịch mọi ngôn ngữ khác nhau của Google

Google vừa tung ra đoạn video giới thiệu nhanh về kính thực tế ảo tăng cường (AR) thông minh có thể phiên dịch trực tiếp đa ngôn ngữ.

Đăng ngày: 20/06/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News