Dải Ngân Hà có thể chứa 10 tỷ hành tinh giống Trái đất
Qua mô phỏng máy tính và dữ liệu thực, các chuyên gia ước tính số hành tinh kích thước tương đương Trái Đất, có thể tồn tại sự sống.
Nhóm nhà khoa học từ Đại học Bang Penn dùng dữ liệu từ kính viễn vọng Kepler của NASA để tính toán số lượng hành tinh giống Trái Đất trong dải Ngân Hà, Science Alert hôm 19/8 đưa tin. Theo đó, cứ 4 ngôi sao giống Mặt Trời lại có một ngôi sao với hành tinh giống Trái Đất quay xung quanh, nghĩa là dải Ngân Hà có thể chứa tổng cộng 10 tỷ hành tinh như vậy.
Dải Ngân Hà có thể chứa hàng tỷ hành tinh với kích thước giống Trái Đất và nước lỏng tồn tại trên bề mặt. (Ảnh: Newsweek).
Đây là bước tiến quan trọng trong công cuộc tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất vì sinh vật nhiều khả năng sẽ tồn tại ở những nơi đủ ấm áp để giữ nước dạng lỏng. "Sự đầu tư của chúng ta sẽ hiệu quả hơn nếu biết nên quan sát ở đâu và khi nào", Eric Ford, giáo sư vật lý thiên văn, đồng tác giả nghiên cứu, giải thích. Nghiên cứu mới giúp các nhà khoa học lập kế hoạch tốt hơn cho những chuyến khám phá không gian trong tương lai.
Nhóm chuyên gia định nghĩa hành tinh giống Trái Đất là hành tinh kích thước bằng 0,75 - 1,5 lần Trái Đất và quay quanh sao chủ với quỹ đạo 237 - 500 ngày. Đây được coi là "vùng có khả năng tồn tại sự sống" vì khoảng cách với sao chủ phù hợp cho nước lỏng tồn tại trên bề mặt hành tinh đó.
Theo quan sát của Kepler, 20% - 50% số ngôi sao nhìn thấy được trên nền trời đêm có hành tinh giống Trái Đất trong "vùng có khả năng tồn tại sự sống". Tuy nhiên, Ford cùng các đồng nghiệp không muốn ước lượng số hành tinh giống Trái Đất trong dải Ngân Hà chỉ dựa vào những ngoại hành tinh mà Kepler tìm thấy. Nguyên nhân là cách tìm của Kepler phù hợp với hành tinh lớn gần sao chủ mà không thực sự hiệu quả với hành tinh nhỏ cách xa sao chủ. Hơn nữa, kính viễn vọng này cũng thiên về những ngôi sao nhỏ, phát sáng yếu với khối lượng bằng khoảng 1/3 Mặt Trời.
Kính viễn vọng không gian Kepler của NASA. (Ảnh: Business Insider).
Để ước lượng số hành tinh mà Kepler có thể đã bỏ sót, nhóm nhà khoa học lập mô phỏng trên máy tính dựa vào dữ liệu tổng hợp từ kính viễn vọng này và tàu vũ trụ Gaia. Sau đó, họ so sánh kết quả thu được với số liệu thực tế của Kepler để ước tính số đối tượng "đạt chuẩn". Tùy vào cách định nghĩa, dải Ngân Hà có thể tồn tại 5 - 10 tỷ hành tinh như vậy, Ford cho biết.
Bước tiếp theo để tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất là nghiên cứu cấu tạo của các hành tinh này. "Giới khoa học đặc biệt quan tâm đến việc tìm các dấu ấn sinh học, hay dấu hiệu sự sống, trong khí quyển của những hành tinh kích thước tương đương Trái Đất", Ford nói.
Một hành tinh nằm trong "vùng có khả năng tồn tại sự sống" vẫn cần khí quyển đủ chắc chắn, giúp duy trì nhiệt độ phù hợp để nước lỏng tồn tại trên bề mặt. Các chuyên gia có thể đoán được thành phần khí quyển của một ngoại hành tinh bằng cách quan sát ánh sáng của sao chủ khi hành tinh này đi qua.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
