Đám mây tro từ vụ phun trào núi lửa 109 năm trước ập đến đảo Mỹ
Các chuyên gia ước tính những cơn gió mạnh cuốn tro bụi từ vụ phun trào núi lửa năm 1912 bay xa khoảng 160km, hướng về phía đảo Kodiak.
Đám mây tro bụi từ vụ phun trào năm 1912 của núi lửa Novarupta trong Khu bảo tồn và Công viên quốc gia Katmai (KNPP), đang bay về phía đảo Kodiak, Alaska. Những cơn gió tây bắc mạnh gần KNPP và thung lũng Ten Thousand Smokes đã khuấy động tro núi lửa hôm 17/11.
Tro bụi xung quanh nhà thờ ở làng Katmai sau vụ phun trào núi lửa Novarupta tháng 6/1912. (Ảnh: USGS/G.C. Martin)
"Thời điểm này trong năm, những cơn gió tây bắc có thể tràn xuống từ vùng Katmai, cuốn đi một ít tro lắng đọng từ vụ phun trào năm 1912 rồi đưa chúng bay lên cao", Hans Schwaiger, nhà địa vật lý của Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) làm việc tại Đài quan sát Núi lửa Alaska, cho biết.
Giới khoa học ước tính gió sẽ mang tro núi lửa đi xa khoảng 160km, hướng về phía đảo Kodiak, và đám mây tro sẽ không bay cao hơn 2.130 m. Một cảnh báo cũng đã được phát ra dành cho máy bay.
Một lượng tro bụi nhỏ có thể rơi xuống các khu vực gần đó. "Đám mây này có vẻ không nhiều tro như những đám mây khác nên có thể chỉ trút xuống một lượng tro không đáng kể", Schwaiger nói.
Vụ phun trào núi lửa Novarupta rất đặc biệt vì tạo ra nhiều luồng mạt vụn núi lửa lắng đọng trên mặt đất, nhất là ở thung lũng Ten Thousand Smokes. Đây là một trong những vụ phun trào được nghiên cứu nhiều nhất trên thế giới. Sự kiện kéo dài ba ngày, bắt đầu từ ngày 6/6/1912, tro bụi bắn lên cao tới 30.480 m. USGS ước tính, khoảng 15km3 magma đã phun trào, gấp 30 lần lượng magma phun ra từ núi St. Helens ở bang Washington 40 năm trước.
Vụ phun trào núi lửa Novarupta được coi là mạnh nhất thế kỷ 20 và nằm trong số những vụ phun trào lớn nhất lịch sử. Tro bụi lắng đọng ở nơi ngày nay là thung lũng Ten Thousand Smokes, có những nơi dày tới hơn 180m. Môi trường gió mạnh, khô hạn và không có tuyết đôi khi sẽ tạo ra những đám mây tro bụi, theo Đài quan sát Núi lửa Alaska. Hiện không có vụ phun trào nào diễn ra tại Katmai.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?
Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?
Sau những cơn mưa rào vào mùa hè, trên nền trời thường xuất hiện một dải cầu vồng với bảy sắc màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm tím được tạo nên bởi ánh sáng mặt trời bị khúc xạ từ những hạt nước.
