Đàn cá voi sát thủ hợp sức nhấn chìm du thuyền

Bảy con cá voi sát thủ hợp sức tấn công và phá hủy một chiếc thuyền buồm khiến phương tiện chìm sau 45 phút và thủy thủ đoàn phải tháo chạy lên bè cứu sinh.

Chiếc thuyền buồm mang tên Smousse khởi hành hôm 30/10 từ cảng Galician của A Coruña. Thước phim quay hôm 1/11 cho thấy những con cá voi sát thủ lượn vòng quanh và húc vào chiếc thuyền trong khi các thủy thủ Elliott, Augustin, Roman và Corentin đang ở trên boong. Augustin cho biết khi nghe thấy tiếng thuyền buồm rung lắc và tiếng động lớn phía sau phương tiện, anh và những người khác nhanh chóng nhận ra họ bị cá voi sát thủ bao vây.


Chiếc thuyền buồm chìm dần do đòn tấn công của cá voi sát thủ. (Video: Gazzetta)

Vụ tấn công kéo dài 45 phút. Con thuyền bắt đầu nứt bởi lực va chạm từ hàm của những con cá voi sát thủ. Chúng cũng gây ra một lỗ thủng lớn ở đầu chiếc thuyền buồm dài 12 m. Augustin vòng ra đuôi thuyền để kiểm tra và phát hiện nước đang ồ ạt chảy vào, buộc thủy thủ đoàn phải sơ tán.

Các thủy thủ buộc phải gọi điện cầu cứu và tập trung ở đầu chiếc thuyền trong lúc phương tiện chìm dần cách cảng Viana do Castelo khoảng 22,5km về phía tây. Họ được giải cứu bởi một con thuyền ở gần đó và tất cả đều không bị thương. Không lâu sau, đội tìm kiếm cứu hộ từ trạm Viana do Castelo Lifesaving tới nơi và đưa họ về cảng Póvoa de Varzim. Thủy thủ đoàn ở lại thành phố Porto trong vài ngày để lên kế hoạch cho hoạt động tiếp theo.

"Chúng tôi cứ nghĩ đàn cá voi sát thủ chỉ nô đùa một lúc và chiếc thuyền sẽ không bị hư hỏng nặng. Đó là lý do tại sao chúng tôi không gọi vô tuyến để nhờ trợ giúp ngay từ đầu. Chúng tôi cho là những con cá voi sát thủ sẽ bỏ đi và chúng tôi có thể đánh giá thiệt hại", Augustin chia sẻ.

Đàn cá voi sát thủ hợp sức nhấn chìm du thuyền
 Ngay cả khi một con non xô vào bánh lái, sức lực của nó vẫn rất lớn.

Theo Pierre Robert de Latour, chủ tịch tổ chức Orques sans frontières, cá voi sát thủ trưởng thành nặng vài tấn. Ngay cả khi một con non xô vào bánh lái, sức lực của nó vẫn rất lớn. Đây là vụ cá voi sát thủ tấn công mới nhất ngoài khơi Bồ Đào Nha. Hồi tháng 8, hai chiếc thuyền cũng bị cá voi sát thủ nhấn chìm ở vùng ven biển nước này.

Giới nghiên cứu vẫn chưa biết rõ nguyên nhân phía sau hành vi của cá voi sát thủ. Các nhà khoa học cho rằng chúng có thể thích áp suất nước tạo bởi chân vịt tàu thuyền. Khi thấy chân vịt không chuyển động, chúng trở nên khó chịu và tìm cách phá nó, Renaud de Stephanis, chủ tịch kiêm điều phối viên của tổ chức CIRCE Conservación Information and Research, giải thích. Tuy nhiên, điều này không giúp giải thích vụ tấn công ngoài khơi Tây Ban Nha năm ngoái khi cá voi sát thủ tấn công một chiếc thuyền với chân vịt đang chạy.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Các nhà khoa học sử dụng cá mập hổ để vẽ bản đồ đại dương

Các nhà khoa học sử dụng cá mập hổ để vẽ bản đồ đại dương

Những con cá mập hổ này này đã giúp các nhà khoa học lập bản đồ cỏ biển với tổng diện tích lên tới hơn 35.500 dặm vuông với hy vọng sẽ giúp chống lại biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 08/11/2022
Hành trình di cư bí ẩn của cá chình châu Âu

Hành trình di cư bí ẩn của cá chình châu Âu

Mỗi năm, cá chình châu Âu sẽ tham gia vào một hành trình di cư đầy ngoạn mục, với điểm đến cuối cùng là biển Sargasso ở bắc Đại Tây Dương, nơi chúng giao phối một lần rồi chết.

Đăng ngày: 08/11/2022
Sinh vật nặng 50g, phát ra âm thanh vượt xa động cơ phản lực: Bí mật nằm ở đâu?

Sinh vật nặng 50g, phát ra âm thanh vượt xa động cơ phản lực: Bí mật nằm ở đâu?

Dù chỉ nặng có 50g, nhưng sinh vật này có thể tạo ra âm thanh rất lớn, hơn cả tiếng nổ của động cơ phản lực.

Đăng ngày: 04/11/2022
Các nhà khoa học bất ngờ phát hiện cá voi nhận con nuôi khác loài

Các nhà khoa học bất ngờ phát hiện cá voi nhận con nuôi khác loài

Giới chuyên gia Úc bất ngờ khi phát hiện 2 con cá voi khác loài lại đang bơi quấn quýt cùng nhau.

Đăng ngày: 04/11/2022
Nghiên cứu mới cho thấy: Cá voi xanh nuốt 10 triệu mảnh vi nhựa mỗi ngày

Nghiên cứu mới cho thấy: Cá voi xanh nuốt 10 triệu mảnh vi nhựa mỗi ngày

Nghiên cứu mới cho thấy ô nhiễm nhựa ảnh hưởng đến động vật lớn nhất hành tinh nhiều hơn những gì các nhà khoa học từng nghĩ.

Đăng ngày: 03/11/2022
Loài cá kỳ lạ chen chúc nhau lên bờ để đẻ trứng

Loài cá kỳ lạ chen chúc nhau lên bờ để đẻ trứng

Khi thủy triều lên, hàng loạt cá grunion cố gắng bò lên bờ giống như " tự sát", đào lỗ trên cát để đẻ trứng.

Đăng ngày: 03/11/2022
Phát hiện rừng cỏ biển lớn nhất thế giới

Phát hiện rừng cỏ biển lớn nhất thế giới

Các nhà khoa học hải dương phát hiện rừng cỏ biển rộng hơn 66.000 km2 ở Bahamas, giúp tăng đáng kể ước tính về lượng cỏ biển tồn tại trên Trái đất.

Đăng ngày: 03/11/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News