Đàn cầy mangut tấn công trăn để cứu đồng loại

Con trăn chọn sai mồi phải đối mặt với sự tấn công dữ dội từ gia đình cầy mangut ở sau nhà một người dân tại Johannesburg.


Cuộc chiến giữa trăn và đàn cầy mangut. (Video: Avalon Kotze)

Tài khoản Avalon Kotze chia sẻ thước phim ghi hình con trăn tìm cách siết một con cầy mangut tới chết trong khi gia đình 15 thành viên của nạn nhân vây quanh, lao tới xé rách da dọc thân và tấn công phần đầu của nó qua mạng xã hội Instagram hôm 29/3, theo Newsweek. Đoạn video được Kotze quay từ cửa sổ phòng bếp tại nhà riêng ở Johannesburg, Nam Phi. Đàn cầy mangut trong video có bộ lông nhiều sọc trên lưng, chứng tỏ chúng là cầy mangut vằn, loài động vật có vú bản xứ ở vùng cận Sahara châu Phi.


Cầy mangut đứng thành vòng kín và thi nhau tấn công kẻ săn mồi.

Cầy mangut vằn lớn cỡ con mèo, chỉ dài khoảng 30 - 46 cm, phần đuôi dài 30 cm, theo Vườn thú quốc gia và Viện sinh học bảo tồn Smithsonian. Chúng thường ăn côn trùng. Thức ăn của cầy mangut vằn chủ yếu là cuốn chiếu và bọ cánh cứng, nhưng chúng cũng ăn chim, trứng, ốc sên, trái cây và rắn. Loài vật này có tính xã hội cao, sống theo đàn trung bình khoảng 20 cá thể với một con đực đầu đàn. Dù lang thang kiếm ăn một mình, chúng chia sẻ một số trách nhiệm chung như tự vệ trước động vật ăn thịt và săn rắn.

Khi đối mặt với mối đe dọa, đàn cầy sẽ tập hợp lại và phối hợp phòng thủ để bảo vệ các thành viên dễ tổn thương. Sự dạn dĩ và hành vi hợp tác biến cầy mangut thành đối thủ đáng gờm. Bất kỳ động vật ăn thịt nào tìm cách ăn thành viên trong đàn chắc chắn sẽ phải đương đầu với những con còn lại.

Cầy mangut vằn có thể triển khai chiến thuật tự vệ gọi là "mobbing", trong đó cả đàn đứng thành vòng kín và thi nhau tấn công kẻ săn mồi, di chuyển nhịp nhàng và rít lên để trông giống một đối thủ hùng mạnh. Đàn cầy cũng phối hợp với nhau để nuôi con non. Tuy nhiên, cầy đực có thể giao chiến trong mùa sinh sản và con cái đôi khi bị buộc rời đi nếu đàn quá lớn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những cặp mắt dị thường của động vật (II)

Những cặp mắt dị thường của động vật (II)

Những tổ chức sinh vật khác nhau tiến hóa để quan sát thế giới theo cách khác nhau, với cấu tạo mắt tối ưu hóa cho các kiểu tồn tại đa dạng.

Đăng ngày: 04/04/2025
Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)

Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)

Theo các nhà khoa học, mắt của động vật tiến hóa cách đây khoảng 540 triệu năm như là cơ quan phát hiện ánh sáng giản đơn.

Đăng ngày: 04/04/2025
Thực hư loài rắn cắn 1 phát phải đi tìm quả chuối chín để ăn vì sau chỉ được... cúng chuối xanh!

Thực hư loài rắn cắn 1 phát phải đi tìm quả chuối chín để ăn vì sau chỉ được... cúng chuối xanh!

Đây là loài rắn rất đa dạng và phân bố rất nhiều ở Việt Nam nước ta, vậy danh tính của chúng là gì và có thật sự nguy hiểm hay không?

Đăng ngày: 03/04/2025
Khoa học vừa có phát hiện bất ngờ về bộ phận sinh dục của rắn cái

Khoa học vừa có phát hiện bất ngờ về bộ phận sinh dục của rắn cái

Năm 2022 quả là 1 năm đáng nhớ cho những phát hiện lớn về cơ quan sinh dục ở giống cái, kể cả ở động vật và con người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Hổ với sư tử - kẻ săn mồi nào mạnh hơn?

Hổ với sư tử - kẻ săn mồi nào mạnh hơn?

Hổ khỏe hơn và săn mồi độc lập tốt hơn, nhưng sư tử nhanh nhẹn hơn và có tỷ lệ săn mồi thành công cao hơn nhờ đi theo bầy.

Đăng ngày: 31/03/2025
Cận cảnh loài giun từ châu Á đang khiến cả nước Mỹ

Cận cảnh loài giun từ châu Á đang khiến cả nước Mỹ "đau đầu"

Thời gian gần đây, một loài giun gây hại có nguồn gốc từ châu Á đang xuất hiện tràn lan trên khắp nước Mỹ, gây ra không ít phiền toái cho người dân nước này.

Đăng ngày: 31/03/2025
Rắn chàm quạp cực độc nhưng dễ bị nhầm lẫn với sinh vật này: Cách phân biệt nhanh, rất dễ!

Rắn chàm quạp cực độc nhưng dễ bị nhầm lẫn với sinh vật này: Cách phân biệt nhanh, rất dễ!

Cả hai đều thuộc họ rắn lục Viperidae nên rất dễ nhầm lẫn.

Đăng ngày: 31/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News