"Đạn đại bác" khủng khiếp nhất lao vụt qua kính viễn vọng NASA
NASA vừa công bố hình ảnh độc đáo về IC 3225, một vật thể khổng lồ đang có hành vi khác thường ở nơi cách Trái Đất 100 triệu năm ánh sáng.
Theo NASA, IC 3225 là một trong hơn 1.300 thành viên của cụm thiên hà Xử Nữ (Virgo). Nó là một thiên hà xoắn ốc - tức cùng loại với Milky Way (Ngân Hà) mà Trái Đất trú ngụ - nhưng lại có hành vi như... sao chổi.
Trong dữ liệu được ghi nhận bởi Kính viễn vọng không gian Hubble do NASA phát triển và đồng điều hành với ESA (Cơ quan Vũ trụ châu Âu), nó như viên đạn bị phóng ra từ một khẩu đại bác, lao vút qua không gian.
Tốc độ lao mình của IC 3225 khủng khiếp đến nỗi hình dáng của nó bị méo mó, hóa thành dạng giọt nước với một cái đuôi phía sau giống sao chổi.
Thiên hà IC 3225 đang lao vút đi như một sao chổi qua tầm mắt của kính viễn vọng Hubble - (Ảnh: NASA).
NASA giải thích rằng rằng mật độ các thiên hà trong cụm Xử Nữ tạo ra một trường khí nóng phong phú giữa chúng, được gọi là "môi trường nội cụm". Trong khi đó, khối lượng cực đại của cụm khiến các thiên hà của Xử Nữ lao quanh tâm của nó theo một số quỹ đạo rất nhanh
Đâm xuyên qua môi trường nội cụm dày, đặc biệt là gần tâm của cụm, tạo ra "áp lực đâm" rất lớn lên các thiên hà đang chuyển động, loại bỏ khí ra khỏi chúng khi chúng di chuyển.
Khi một thiên hà di chuyển trong không gian, khí và bụi tạo nên môi trường trong cụm tạo ra sức cản đối với chuyển động của thiên hà, tạo áp lực lên thiên hà.
Áp suất này - gọi là áp suất ram - có thể tước đi khí và bụi hình thành sao của thiên hà, làm giảm hoặc thậm chí ngăn chặn quá trình tạo ra các ngôi sao mới.
Ngược lại, áp suất đó cũng có thể khiến các phần khác của thiên hà bị nén lại, điều này có thể thúc đẩy quá trình hình thành sao.
IC 3225 hiện không quá gần lõi cụm và có thể đã trải qua quá trình tước áp suất ram trong quá khứ.
Nó trông như bị nén ở một bên, với sự hình thành sao rõ rệt hơn, trong khi đầu đối diện bị kéo căng ra, khiến các nhà thiên văn nghi ngờ rằng nó cũng từng chạm trán với một thiên hà khác gần đây.
Điều này đã làm gia tăng mức độ biến dạng và cũng có thể là nguyên nhân khiến IC 3225 lao vút đi dữ dội đến thế.
"Cảnh tượng thiên hà bị biến dạng này là lời nhắc nhở về những lực đáng kinh ngạc đang hoạt động ở quy mô thiên văn, có thể di chuyển và định hình lại toàn bộ thiên hà" - NASA kết luận.

Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị "anh hùng bí ẩn" này
Theo các nhà khoa học, vị "anh hùng bí ẩn" này từng cứu Trái đất và loài người thoát khỏi những vụ va chạm nhiều lần chứ không chỉ có năm 1994.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh
Kim tinh có khí hậu khắc nghiệt, nên tàu vũ trụ chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn sau khi hạ cánh.

Lý do rìa Hệ Mặt trời được gọi là "Bức tường lửa"
Vùng heliopause ở rìa Hệ Mặt trời có mức nhiệt nóng tới 30.000 - 50.000 độ C, được đo đạc bởi bộ đôi tàu Voyager của NASA.

Phát hiện làm thay đổi lý thuyết cơ bản về ánh sáng
Các nhà khoa học vừa tìm ra giới hạn mới về khối lượng của một hạt ánh sáng (photon) dựa trên các phép đo gián tiếp.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng
