Đàn hải cẩu giúp các nhà khoa học thu thập dữ liệu

Không thể trực tiếp đến nghiên cứu do môi trường khắc nghiệt, các chuyên gia Nhật Bản gắn thiết bị trên đầu hải cẩu để chúng "giúp đỡ".

Một nhóm hải cẩu Weddell (Leptonychotes weddellii) đội thiết bị theo dõi nặng 580 g trên đầu để giúp các nhà nghiên cứu Nhật Bản khảo sát vùng nước bên dưới dải băng dày ở châu Nam Cực, Reuters hôm 1/3 đưa tin.

Đàn hải cẩu giúp các nhà khoa học thu thập dữ liệu
Hải cẩu Weddell gắn thiêt bị để nghiên cứu nước biển dưới dải băng dày ở châu Nam Cực vào tháng 4/2017. (Ảnh: Viện Nghiên cứu Vùng cực Quốc gia Nhật Bản/Reuters)

Nhằm phục vụ dự án nghiên cứu từ tháng 3 đến tháng 11/2017, giai đoạn mùa đông ở châu Nam Cực, hải cẩu Weddell được trang bị cảm biến độ sâu, nhiệt độ và độ dẫn nhiệt trên đầu, cho phép các nhà khoa học thu thập dữ liệu như nhiệt độ nước và nồng độ muối ở những khu vực có điều kiện tự nhiên cực kỳ khắc nghiệt.

Trưởng nhóm dự án Nobuo Kokubun cho biết, những nghiên cứu như vậy giúp giới khoa học theo dõi kiểu hành vi của động vật cũng như hệ sinh thái.

"Vào mùa hè, chúng tôi có thể tới châu Nam Cực bằng tàu phá băng để tiến hành các hoạt động nghiên cứu thực tế và thu thập dữ liệu tại đó. Vào mùa đông, có rất nhiều nơi không thể thực hiện những công việc như vậy", Kokubun giải thích.

"Nhưng ngay cả trong hoàn cảnh đó, nhiều động vật, ví dụ như hải cẩu, vẫn sống ở châu Nam Cực. Vì thế, tôi nghĩ chúng tôi nên để chúng thu thập dữ liệu", Kokubun nói thêm.

Dữ liệu thu thập thành công từ 7 con hải cẩu cho thấy một trong số chúng đã đi xa tới 633 km từ trạm nghiên cứu Showa (Nhật Bản) ở châu Nam Cực, trong khi một con khác lặn sâu tới 700 m.

Từ dữ liệu, các nhà khoa học cũng biết được rằng nước ấm ở lớp trên của vùng biển ngoài khơi đã chảy tới châu Nam Cực từ tháng 3, xuyên suốt qua mùa đông cùng năm. Nước chảy dưới băng, mang theo các sinh vật biển như Euphausia superba, một loài giáp xác và là nguồn thức ăn quan trọng với hải cẩu.

Để tìm hiểu thêm tác động của sự ấm lên toàn cầu với những vùng ven biển châu Nam Cực, Kokubun hy vọng sẽ cải tiến thiết bị nhỏ hơn để phù hợp với những động vật khác, ví dụ như chim cánh cụt.

"Lợi ích của chim cánh cụt là chúng quay trở lại cùng một nơi và chúng tôi có thể thu thập dữ liệu từ chúng ngay lập tức. Ngoài ra, chúng tôi cũng có thể sử dụng thiết bị trên một lượng lớn chim cánh cụt để bao quát một khu vực rộng lớn", ông cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hổ cái nổi giận trả thù, báo hoa mai phải trốn trên cây suốt 7 tiếng

Hổ cái nổi giận trả thù, báo hoa mai phải trốn trên cây suốt 7 tiếng

Vì xâm phạm vào cuộc chiến giành lãnh thổ giữa hai con hổ cái, một con báo hoa mai bị truy sát và phải cố thủ trên cây suốt 7 tiếng đồng hồ.

Đăng ngày: 04/03/2022
Chiến dịch tiêu diệt 58 con dê núi để cứu cừu sừng lớn của Mỹ

Chiến dịch tiêu diệt 58 con dê núi để cứu cừu sừng lớn của Mỹ

Các nhà chức trách triển khai kế hoạch loại bỏ dê núi, loài xâm lấn mang bệnh nguy hiểm và cạnh tranh thức ăn với cừu sừng lớn bản địa.

Đăng ngày: 04/03/2022
Cận cảnh quá trình đẻ con của loài rắn độc có răng nanh dài nhất thế giới

Cận cảnh quá trình đẻ con của loài rắn độc có răng nanh dài nhất thế giới

Đây là loài rắn độc nặng nhất ở châu Phi.

Đăng ngày: 04/03/2022
Chó con lông màu xanh cực hiếm, 10.000 con mới có 1

Chó con lông màu xanh cực hiếm, 10.000 con mới có 1

Chủ nhân của đàn chó ngỡ ngàng khi phát hiện ra trong đàn có một con lông xanh, giống như màu da công chúa Fiona trong phim hoạt hình " Shrek".

Đăng ngày: 04/03/2022
Lần đầu tiên ghi nhận nhện góa phụ giả bắt và ăn thịt dơi

Lần đầu tiên ghi nhận nhện góa phụ giả bắt và ăn thịt dơi "khủng"

Lần đầu tiên các nhà nghiên cứu ghi nhận nhện góa phụ đen bắt và ăn thịt dơi muỗi lớn gấp nhiều lần ở hạt Shropshire.

Đăng ngày: 03/03/2022
Chim thợ dệt tấn công rắn độc để bảo vệ tổ

Chim thợ dệt tấn công rắn độc để bảo vệ tổ

Bầy chim thợ dệt trưởng thành hợp sức bao vây rắn boomslang cực độc nhằm ngăn kẻ thù tới gần chim non trong tổ.

Đăng ngày: 03/03/2022
Linh dương ngoan cường, khiến báo săn cúi đầu sau pha tranh đấu nghẹt thở

Linh dương ngoan cường, khiến báo săn cúi đầu sau pha tranh đấu nghẹt thở

Bị cuốn vào trận chiến với 3 con báo săn háu đói, song linh dương vẫn chống trả một cách quyết liệt và thậm chí còn đẩy báo vào cảnh " sống dở chết dở".

Đăng ngày: 03/03/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News