Lần đầu tiên ghi nhận nhện góa phụ giả bắt và ăn thịt dơi "khủng"

Lần đầu tiên các nhà nghiên cứu ghi nhận nhện góa phụ giả bắt và ăn thịt dơi muỗi lớn gấp nhiều lần ở hạt Shropshire.

Lần đầu tiên ghi nhận nhện góa phụ giả bắt và ăn thịt dơi khủng
Xác dơi muỗi bị mắc vào mạng nhện. (Ảnh: NUI)

Nhện góa phụ giả (Steatoda nobilis) là loài xâm hại gây ra nhiều triệu chứng đau đớn với người bị cắn. Trong hai ngày liên tiếp vào tháng 7/2021, các nhà nghiên cứu phát hiện những con dơi muỗi sống ở gác mái của một ngôi nhà phía bắc hạt Shropshire mắc vào mạng nhện bên dưới lối vào chuồng gà. Nạn nhân đầu tiên là một con dơi non đã chết và hoàn toàn bất động với các chi bị trói chặt vào thân bằng tơ nhện. Xác con dơi hơi nhăn và đổi màu do bị nhện ăn. Con dơi thứ hai đã trưởng thành và lớn hơn nhiều cũng mắc vào mạng nhện nhưng vẫn còn sống. Nhóm nghiên cứu giải thoát nó khỏi mạng nhện và thả ra.

Nhiều khả năng nhện góa phụ giả không thể ăn hết cả con dơi một lúc, thay vào đó nó để dành ăn dần. Các nhà khoa học cho biết đây là lần đầu tiên một thành viên trong họ nhện Theridiidae săn dơi và lần đầu tiên nhện góa phụ giả ăn thịt động vật có vú.

Nhóm nghiên cứu đứng đầu là Ben Waddams, phóng viên về động vật hoang dã, mô tả chi tiết phát hiện trên tạp chí Ecosphere hôm 21/2. "Nhện góa phụ giả, tương tự họ hàng gần là nhện góa phụ đen, có kỹ thuật bắt mồi đặc biệt và nọc độc rất mạnh", Aiste Vitkauskaite, nhà nghiên cứu ở Đại học Quốc gia Ireland, Galway, chia sẻ. "Điều này cho phép chúng bắt động vật có xương sống lớn gấp nhiều lần một cách dễ dàng".

Nhện góa phụ giả sở hữu nọc độc chứa độc tố thần kinh hoạt động nhanh với thành phần rất giống nọc độc của nhện góa phụ đen, có thể gây liệt thần kinh cơ bắp ở động vật có xương sống trên cạn, nhờ đó đôi khi chúng có thể ăn bò sát và loài có vú nhỏ. Có nguồn gốc từ quần đảo Madeira và Canary, nhện góa phụ giả có khả năng trở thành một trong những loài nhện xâm hại mạnh nhất thế giới. Chúng được ghi nhận lần đầu tiên ở miền nam nước Anh năm 1879. Loài nhện này đã tăng phạm vi và mật độ số lượng trong những thập kỷ gần đây, lan rộng về phương bắc tới Scotland và về phương tây qua Wales và Ireland.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Chim thợ dệt tấn công rắn độc để bảo vệ tổ

Chim thợ dệt tấn công rắn độc để bảo vệ tổ

Bầy chim thợ dệt trưởng thành hợp sức bao vây rắn boomslang cực độc nhằm ngăn kẻ thù tới gần chim non trong tổ.

Đăng ngày: 03/03/2022
Linh dương ngoan cường, khiến báo săn cúi đầu sau pha tranh đấu nghẹt thở

Linh dương ngoan cường, khiến báo săn cúi đầu sau pha tranh đấu nghẹt thở

Bị cuốn vào trận chiến với 3 con báo săn háu đói, song linh dương vẫn chống trả một cách quyết liệt và thậm chí còn đẩy báo vào cảnh " sống dở chết dở".

Đăng ngày: 03/03/2022
Giải mã sinh vật được cho là

Giải mã sinh vật được cho là "thuồng luồng", toàn thân bao phủ lớp lông xanh rêu

Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền một video về một sinh vật được bao phủ bởi một lớp 'lông' màu xanh rêu đang bơi lội một cách uyển chuyển trong nước.

Đăng ngày: 02/03/2022
Các loài chim có ngôn ngữ riêng hay không?

Các loài chim có ngôn ngữ riêng hay không?

Trong những âm thanh chíp chíp, ngân vang của tiếng chim hót, các nhà khoa học đã tìm thấy một số điểm tương đồng với ngôn ngữ của con người.

Đăng ngày: 02/03/2022
Chinchilla - Loài mèo có đôi mắt to nhất thế giới

Chinchilla - Loài mèo có đôi mắt to nhất thế giới

Mèo Chinchilla có nguồn gốc từ Vương quốc Anh, tổ tiên của chúng là mèo Angora và mèo Ba Tư

Đăng ngày: 02/03/2022
Bị rắn hổ mang phun nọc độc vào mắt, sư tử hoảng sợ bỏ chạy thục mạng

Bị rắn hổ mang phun nọc độc vào mắt, sư tử hoảng sợ bỏ chạy thục mạng

Với khả năng phun nọc độc cực mạnh, con rắn hổ mang phun nọc đã khiến cho loài mãnh thú như sư tử phải hoảng sợ bỏ chạy.

Đăng ngày: 02/03/2022
Top 6 loài vật biết sử dụng công cụ mà không ai ngờ tới

Top 6 loài vật biết sử dụng công cụ mà không ai ngờ tới

Bạn có thể đã nghe về tinh tinh và quạ biết sử dụng công cụ hỗ trợ, nhưng còn cá sấu thì sao?

Đăng ngày: 01/03/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News