Đan Mạch trở thành nước đầu tiên nhập khẩu CO2

Đan Mạch hôm 8/3 khánh thành dự án lưu trữ carbon dioxide (CO2) ở độ sâu 1.800m bên dưới Biển Bắc, trở thành nước đầu tiên chôn CO2 nhập khẩu từ nước ngoài.

Đan Mạch trở thành nước đầu tiên nhập khẩu CO2
Dự án Greensand sẽ thu thập và hóa lỏng CO2 công nghiệp và bơm xuống giếng dầu cũ. (Ảnh: Semco Maritime)

Đan Mạch sẽ quản lý nấm mồ CO2 dưới Biển Bắc trong sáng kiến mới mang tên "Greensand", do công ty hóa chất khổng lồ của Anh Ineos và công ty dầu khí Đức Wintershall Dea chỉ đạo. Đây là một phần trong kế hoạch lớn hơn nhằm ngăn giải phóng CO2 vào khí quyển, chặn đứng những tác động xấu nhất của biến đổi khí hậu.

Dự án Greensand là một trong nhiều dự án thu thập và lưu trữ carbon (CSS) đang diễn ra trên khắp thế giới. Dự án đặt mục tiêu lưu trữ 8 triệu tấn CO2 mỗi năm tính đến năm 2030 để góp phần đối phó biến đổi khí hậu. Theo EuroNews, khoảng 30 dự án CSS đang trong quá trình vận hành hoặc phát triển trên khắp châu Âu.

Điều khiến dự án Greensand khác với những sáng kiến tương tự khác là Đan Mạch nhập khẩu CO2 từ nước ngoài, biến nước này thành quốc gia đầu tiên làm vậy. Đầu tiên, CO2 được thu thập từ nguồn, sau đó hóa lỏng trước khi vận chuyển bằng tàu. Tuy nhiên, dự án có thể sử dụng đường ống trong tương lai.

"Dự án mới sẽ giúp chúng tôi đạt các mục tiêu khí hậu, bởi tầng đất cái của chúng tôi có tiềm năng lưu trữ lớn hơn nhiều lượng khí mà chúng tôi thải ra, vì vậy chúng tôi có thể lưu trữ CO2 từ nước khác", bộ trưởng khí hậu Lars Aagaard, cho biết. Nhà chức trách Đan Mạch hướng tới không thải carbon vào khoảng năm 2045.

Thông qua lưu trữ hàng triệu tấn CO2, dự án Greensand sẽ góp phần vào nỗ lực toàn cầu nhằm đẩy lùi khủng hoảng khí hậu. Ví dụ, Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) cho biết các nước thành viên của EU thải ra 3,7 tỷ tấn khí nhà kính chỉ riêng trong năm 2020. Giới khoa học cũng đưa ra nhiều đề xuất nhằm ngăn chặn biến đổi khí hậu như chắn ánh sáng Mặt trời chiếu tới Trái đất bằng cách đưa bụi Mặt trăng lên quỹ đạo giữa Mặt trời và Trái đất.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Ảnh vệ tinh về sức tàn phá của lốc xoáy ở Mỹ

Ảnh vệ tinh về sức tàn phá của lốc xoáy ở Mỹ

Trận lốc xoáy tốc độ cao quét qua thị trấn Rolling Fork, bang Mississippi hôm 24/3 được ảnh vệ tinh ghi lại cho thấy sức tàn phá trên diện rộng và sự khắc nghiệt của biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 29/03/2023
Sóng nhiệt kỷ lục đẩy người dân Ấn Độ đến gần

Sóng nhiệt kỷ lục đẩy người dân Ấn Độ đến gần "giới hạn sống còn"

Ấn Độ đang trên đường trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới, có nguy cơ chạm đến giới hạn sinh tồn của con người khi phải trải qua những đợt nắng nóng khắc nghiệt với tần suất thường xuyên hơn.

Đăng ngày: 28/03/2023

"Sát thủ vô hình" vi nhựa xuất hiện ngày càng nhiều trong cơ thể con người

Hạt vi nhựa là một trong những vấn đề môi trường quan trọng hiện nay. Chúng được tìm thấy ở khắp mọi nơi trên Trái đất.

Đăng ngày: 28/03/2023
Giảm 10 độ C, miền Bắc chuyển mưa lạnh giữa nắng nóng: Đó là kiểu

Giảm 10 độ C, miền Bắc chuyển mưa lạnh giữa nắng nóng: Đó là kiểu "thời tiết yo-yo" rất độc với sức khỏe

Biên độ nhiệt dao động lớn tới hơn 10 độ đặt chúng ta vào một cú " bẻ lái" của khí hậu, một hiện tượng mà các nhà khoa học gọi là "thời tiết yo-yo".

Đăng ngày: 27/03/2023
Trái đất sẽ thế nào nếu không có nhựa? Đáp án đầy bất ngờ!

Trái đất sẽ thế nào nếu không có nhựa? Đáp án đầy bất ngờ!

Nếu nhựa chưa từng xuất hiện trên Trái đất, thì hành tinh của chúng ta sẽ khác đi rất nhiều so với hiện tại.

Đăng ngày: 25/03/2023
Có thể

Có thể "chiết xuất" từ khí trời, loại xăng mới lạ khiến châu Âu tụ họp

Châu Âu đang thảo luận cấp phép cho loại xăng bảo vệ môi trường, có thể được sản xuất bằng khí CO2 ngay trong không khí.

Đăng ngày: 24/03/2023
Bão bụi Trung Quốc biến Mặt trời thành màu xanh

Bão bụi Trung Quốc biến Mặt trời thành màu xanh

Sự tương tác giữa các hạt bụi và ánh sáng khiến Mặt trời ở Bắc Kinh chuyển màu xanh lam giống như trên sao Hỏa.

Đăng ngày: 23/03/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News