Đàn ông dễ phạm phải hành vi sai trái khi nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học xã hội đăng tải trên tạp chí trực tuyến Hiệp hội Vi Sinh Mỹ số ra ngày 22/1 cho thấy trong quá trình làm nghiên cứu, đàn ông có xu hướng phạm phải những hành vi sai trái thường xuyên hơn so với phụ nữ.
Các hành vi sai trái này bao gồm sự giả mạo, xuyên tạc, bóp méo sự việc hoặc đạo văn.
Ông Joan Bennett thuộc Đại học Rutgers, đồng tác giả của nghiên cứu trên cho biết: "Không chỉ đàn ông ít tuổi mới dễ phạm phải sai lầm mà ngay cả những người đàn ông nhiều tuổi, đã thực sự trưởng thành cũng dễ mắc phải tình trạng này".
Nghiên cứu khoa học
Ông Joan Bennett đã kết hợp với nhà nghiên cứu Ferric Fang thuộc trường Đại học Washington và Arturo Casadevall của Trường y Albert Einstein xem xét kỹ các dữ liệu từ Văn phòng nghiên cứu tính liêm khiết của Hoa Kỳ - một tổ chức điều tra các cáo buộc về hành vi sai trái của con người.
Họ nhận thấy rằng trong số 227 cá nhân bị xử phạt vi phạm hành vi sai trái trong nghiên cứu khoa học từ năm 1994 đến nay, nam giới chiếm tới 66%.
Con số này vượt xa sự đại diện tổng thể giữa các nhà nghiên cứu trong khoa học đời sống. Và mặc dù nam giới đại diện cho khoảng 70% giảng viên trong khoa học đời sống, thì có tới 88% số giảng viên này phạm phải các hành vi sai trái.
Nhà khoa học Casadevall nói: "Khi bạn nhìn vào các con số, bạn sẽ thấy rằng các vấn đề về hành vi sai trái dường như từng xảy ra trong toàn bộ sự nghiệp của các nhà khoa học".
Theo các nhà nghiên cứu, mức độ vi phạm các hành vi sai trái trên ở các giảng viên là 32%, các nhân viên nghiên cứu khác 28%, đại diện cho tổng cộng 60% các trường hợp, trong khi học sinh sinh viên chiếm 16%, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ 25%.
Tuy nhiên, các trường hợp bị xử phạt chỉ có 40%.