Đạn pháo Krasnopol của Nga: Bách phát, bách trúng

Ngày 12/3/2018, Bộ Quốc phòng Nga công bố video diễn tập pháo binh tại Quân khu miền Tây, trong đó các đơn vị sử dụng đạn pháo thông minh dẫn đường bằng laser "trăm phát trăm trúng" Krasnopol. Video này làm dấy lên tranh luận trong giới phân tích quân sự về uy lực của Krasnopol so với các loại đạn pháo dẫn đường của Mỹ, đặc biệt là đạn M982 Excalibur.

Mỹ là quốc gia đầu tiên trên thế giới biên chế đạn pháo thông minh với sự xuất hiện của mẫu M712 Copperhead cỡ nòng 155 mm, dẫn đường bằng laser hồi năm 1982. Liên Xô cũng giới thiệu tổ hợp đạn pháo dẫn đường laser 2K25 Krasnopol cỡ nòng 152 mm sau đó 4 năm.

Đạn pháo Krasnopol của Nga: Bách phát, bách trúng
Quả đạn Krasnopol với đầu dò laser bán chủ động. (Ảnh: Vitaly Kuzmi)n.

Hai hệ thống có phương thức dẫn đường và tính năng chiến đấu tương tự nhau, nhưng Krasnopol có lợi thế về tầm bắn khi có thể diệt mục tiêu cách xa tới 20 km, so với 16 km của Copperhead. Cả hai loại đạn đều có hệ thống dẫn đường quán tính (INS) để hiệu chỉnh đường bay ở pha giữa, còn đầu dò laser bán chủ động sẽ được kích hoạt trong quá trình lao tới mục tiêu để tăng độ chính xác.

Tuy nhiên, chuyên gia quân sự Vadim Saranov cho rằng các loại đạn pháo thông minh thời kỳ đầu của Nga và Mỹ đều gặp hàng loạt rào cản kỹ thuật. "Các quả đạn chỉ đánh trúng mục tiêu trong tầm nhìn thẳng của hệ thống chiếu laser. Trinh sát pháo binh phải mang theo tổ hợp chiếu laser, chỉ huy và liên lạc cồng kềnh áp sát mục tiêu để chiếu xạ, dẫn đến nguy cơ bị lộ vị trí", Saranov cho biết.

Thiết bị dẫn bắn tự động cho Krasnopol dưới thời Liên Xô nặng tới 42 kg, cần khoảng ba người vận chuyển. Hơn nữa, quá trình chiếu laser vào mục tiêu kéo dài 10-13 giây, khiến trinh sát pháo binh dễ bị đối phương phát hiện và đánh trả.

Từ cuối thập niên 1990, quá trình phát triển đạn pháo dẫn đường của Nga và Mỹ bắt đầu đi theo hai hướng khác nhau. Các nhà sản xuất Nga tiếp tục cải thiện tính năng chiến đấu của Krasnopol, giúp nó đạt tầm bắn tới 25 km. Trong khi đó, người Mỹ chuyển sang trang bị hệ thống dẫn đường bằng hệ thống GPS cho đạn pháo thông minh phiên bản mới.

Kết quả là Lầu Năm Góc biên chế mẫu đạn pháo M982 Excalibur vào năm 2006. Được đặt tên theo thanh kiếm thần trong huyền thoại của Vua Athur, đạn pháo Excalibur được triển khai trong chiến dịch chống phiến quân tại Iraq và gây ấn tượng tốt với các chỉ huy tại đây. Khoảng 92% đạn Excalibur đánh trúng vòng tròn bán kính 4 m quanh mục tiêu từ khoảng cách tối đa 40 km.

Phiên bản Excalibur nâng cấp có tầm bắn tới 57 km. Cơ chế dẫn đường bằng GPS giúp pháo binh Mỹ có thể đánh trúng mục tiêu trong điều kiện thời tiết phức tạp, trong khi hệ thống dẫn bắn bằng laser trên dòng Copperhead hoàn toàn vô dụng nếu gặp mây mù hoặc khói.

Dù vậy, hệ thống dẫn đường bằng GPS cũng chính là điểm yếu chí mạng tiềm tàng của Excalibur. Trong trường hợp mạng lưới vệ tinh dẫn đường bị vô hiệu hóa hoặc trong môi trường tác chiến điện tử gây nhiễu mạnh, hệ thống dẫn đường có thể bị sai lệch, khiến quả đạn Excalibur không còn duy trì được độ chính xác.

Đạn pháo dẫn đường bằng GPS thường kém chính xác khi tấn công mục tiêu di động, do tọa độ của chúng liên tục thay đổi. Ngược lại, các quả đạn Krasnopol có thể dễ dàng bám theo tín hiệu laser phản xạ từ một chiếc xe đang chạy với tốc độ gần 40 km/h để diệt mục tiêu.

Nhận ra nhược điểm này, Raytheon, nhà sản xuất đạn Excalibur, đã bắt đầu chế tạo phiên bản Excalibur S sử dụng cơ cấu dẫn bắn laser từ năm 2014. Ngược lại, Viện thiết kế Thiết bị Tula của Nga cũng nghiên cứu mẫu Krasnopol-D trang bị hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh Glonass.

"Trong tương lai gần, cả Nga và Mỹ sẽ sở hữu hàng loạt mẫu đạn pháo thông minh để dùng cho từng loại mục tiêu cụ thể", ông Saranov nhận định.

Đạn pháo Krasnopol của Nga: Bách phát, bách trúng
Lính Mỹ khai hỏa đạn pháo Excalibur. (Ảnh: Defence Industry Daily).

Rào cản lớn nhất khiến đạn pháo thông minh không được sử dụng rộng rãi là chi phí quá cao, khi mỗi quả đạn Excalibur và Krasnopol có giá khoảng 50.000-70.000 USD.

Một giải pháp giá rẻ là trang bị cảm biến GPS và cánh điều khiển thu nhỏ lên các quả đạn thông thường, tương tự bom JDAM của Mỹ. Hồi năm 2013, Lầu Năm Góc bắt đầu triển khai Bộ dẫn đường chính xác M1156, biến đạn pháo 155 mm thông thường thành vũ khí thông minh với giá chưa tới 10.000 USD/quả. Tuy nhiên, loại đạn này có độ chính xác chỉ bằng một nửa dòng Excalibur.

Nga cũng phát triển thiết bị tương tự cho đạn pháo 152 mm và dự kiến thử nghiệm trong thời gian sắp tới.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tên lửa Neptune của Ukraine uy lực cỡ nào?

Tên lửa Neptune của Ukraine uy lực cỡ nào?

Tên lửa Neptune được đặt theo tên vị thần cai trị biển trong Thần thoại La Mã cổ đại và được phát triển dựa trên Kh-35, một loại tên lửa hành trình chống hạm.

Đăng ngày: 23/04/2022
Hải quân Mỹ lần đầu tiên dùng laser bắn hạ drone, chi phí siêu rẻ chỉ 1 USD/lần bắn

Hải quân Mỹ lần đầu tiên dùng laser bắn hạ drone, chi phí siêu rẻ chỉ 1 USD/lần bắn

Vũ khí laser này có nguồn đạn gần như vô tận, chi phí mỗi lần bắn rất rẻ.

Đăng ngày: 22/04/2022
Bất ngờ lý thú: Tuổi thọ nòng pháo xe tăng chỉ được 6 giây

Bất ngờ lý thú: Tuổi thọ nòng pháo xe tăng chỉ được 6 giây

Với việc xe tăng có thể phục vụ từ 30 năm trở lên, sẽ có rất ít người có thể tin rằng nòng pháo xe tăng lại chỉ có tuổi thọ 6 giây...

Đăng ngày: 16/04/2022
Giới quân sự Trung Quốc tuyên bố chế tạo được áo tàng hình cho xe tăng

Giới quân sự Trung Quốc tuyên bố chế tạo được áo tàng hình cho xe tăng

Các nhà nghiên cứu quân sự Trung Quốc nói rằng họ đã phát triển loại áo tàng hình có thể giúp lực lượng mặt đất tránh bị radar của vệ tinh do thám phát hiện.

Đăng ngày: 15/04/2022
Samsung từng tạo ra một con robot bắn súng tự động cực kỳ

Samsung từng tạo ra một con robot bắn súng tự động cực kỳ "bá đạo"

Cỗ máy có khả năng phát hiện mục tiêu, cảnh báo bằng loa, bắn đạn cao su và bắn cả đạn thật.

Đăng ngày: 13/04/2022
Những sự thật về siêu vũ khí dưới nước đầu tiên của Mỹ

Những sự thật về siêu vũ khí dưới nước đầu tiên của Mỹ

Tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân sẽ giúp hải quân Mỹ giảm bớt số lượng lớn tàu tiếp liệu trên biển và giảm nhu cầu hậu cần trên biển của các hạm đội.

Đăng ngày: 04/04/2022
Tiêm kích tác chiến điện tử Boeing EA-18G

Tiêm kích tác chiến điện tử Boeing EA-18G "Growler" của Mỹ có gì đặc biệt?

Khả năng gây nhiễu radar của máy bay phản lực Boeing EA-18G mang lại một lợi thế lớn cho các chiến dịch quân sự, bất kể là phe tấn công hay phòng thủ.

Đăng ngày: 30/03/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News