Đặt tên tiểu hành tinh theo niên hiệu triều đại mới ở “đất nước mặt trời mọc”

Nhà thiên văn học Tsutomu Seki sống ở thành phố Kochi, Nhật Bản đã quyết định đặt tên cho một tiểu hành tinh mà ông tìm thấy cách đây 3 thập kỷ là “Reiwa” – trùng với niên hiệu triều đại mới của đất nước này.

Ông Seki hôm 5/5 đã gửi đề nghị gọi tên tiểu hành tinh mà nhà thiên văn học 88 tuổi này tìm thấy ở phía Tây cụm sao Pleiades năm 1989 là Reiwanohoshi, có nghĩa là “Ngôi sao của Reiwa” (Star of Reiwa), lên Hội Thiên văn Quốc tế (International Astronomical Union).

Đặt tên tiểu hành tinh theo niên hiệu triều đại mới ở “đất nước mặt trời mọc”
Nhà thiên văn học Tsutomu Seki. (Ảnh: comet-seki.net).

Yêu cầu của ông Seki dự kiến sẽ được phê duyệt trong một hoặc hai tháng tới.

Triều đại Reiwa (Lệnh hòa) bắt đầu từ ngày 1/5/2019 khi Hoàng Thái tử Naruhito trở thành hoàng đế thứ 126 của Nhật Bản.

Chia sẻ về quyết định của mình, ông Seki nói: “Ban đầu tôi không có ý định đặt tên cho tiểu hành tinh này, nhưng những người bạn cùng làm trong lĩnh vực thiên văn của tôi đã khuyến khích tôi nên làm như vậy”.

Tiểu hành tinh được tìm thấy bởi nhà thiên văn học Tsutomu Seki, người có biệt danh “thợ săn sao chổi”, không thể nhìn thấy bằng mắt thường, có đường kính ước tính khoảng 10km. Tính đến hiện tại, ông Seki đã tìm thấy 223 tiểu hành tinh và 6 sao chổi, trong đó có ngôi sao chổi sáng nhất thế kỷ 20 Ikeya-Seki được ông phát hiện vào năm 1965.

Hồi năm 1990, ông Seki cũng đã lấy niên hiệu triều đại của Nhật hoàng Akihito là Heisei (Bình Thành) để đặt cho một trong những tiểu hành tinh do mình phát hiện. Triều đại Heisei kéo dài 3 thập kỷ kết thúc vào ngày 30/4 vừa qua, khi Nhật hoàng Akihito chính thức thoái vị.

“Tôi hy vọng thế giới sẽ trở nên hòa bình trong triều đại Reiwa, sau khi triều đại Heisei đã phải chứng kiến một loạt các thảm họa thiên nhiên”, ông Seki nói.

Ông Seki cũng đang lên kế hoạch tổ chức một sự kiện quan sát thiên văn vào mùa thu năm sau, khi tiểu hành tinh Reiwanohoshi dự kiến sẽ tiếp cận Trái Đất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Con người sẽ sớm vét sạch vàng trong Hệ Mặt trời?

Con người sẽ sớm vét sạch vàng trong Hệ Mặt trời?

Các nhà khoa học đề xuất bảo tồn hơn 85% Hệ mặt trời do lo ngại con người sẽ vét sạch vàng và các tài nguyên khác trong hệ chỉ trong 400 năm.

Đăng ngày: 16/05/2019
Bức ảnh thay đổi cả thế giới 100 năm trước

Bức ảnh thay đổi cả thế giới 100 năm trước

Trong tháng 5 này, thế giới kỷ niệm 100 năm bức ảnh lịch sử đã tạo bước ngoặt cho nền vật lý và thiên văn học của nhân loại.

Đăng ngày: 15/05/2019
Máy dò vật chất tối quan sát được sự phân rã hạt nhân ngoại lai

Máy dò vật chất tối quan sát được sự phân rã hạt nhân ngoại lai

Bằng cách nào bạn có thể quan sát được một quá trình diễn ra trong khoảng thời gian dài hơn một tỷ lần so với tuổi vũ trụ?

Đăng ngày: 15/05/2019
Các nhà khoa học phát hiện: Mặt Trăng đang co lại

Các nhà khoa học phát hiện: Mặt Trăng đang co lại

Mặt Trăng đang dần co lại, tạo ra những nếp gấp trên bề mặt và những trận động đất - đó là kết luận được giới khoa học công bố trên tạp chí Nature Geoscience ngày 13/5.

Đăng ngày: 15/05/2019
NASA ấp ủ đưa người phụ nữ đầu tiên lên Mặt trăng

NASA ấp ủ đưa người phụ nữ đầu tiên lên Mặt trăng

NASA có kế hoạch đưa người phụ nữ đầu tiên lên trên Mặt trăng vào năm 2024 và dự án này được đặt tên là Artemis.

Đăng ngày: 15/05/2019
SpaceX sắp phóng 60 vệ tinh internet tốc độ cao lên quỹ đạo

SpaceX sắp phóng 60 vệ tinh internet tốc độ cao lên quỹ đạo

Mục tiêu của SpaceX với các vệ tinh này là mang kết nối internet tốc độ cao đến bất kỳ đâu trên thế giới.

Đăng ngày: 14/05/2019
NASA lần đầu tiên chụp được ảnh

NASA lần đầu tiên chụp được ảnh "trăng tròn" của sao Hỏa

Lần đầu tiên, tàu vũ trụ quay quanh quỹ đạo sao Hỏa Odyssey của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã ghi lại được hình ảnh trăng tròn từ Mặt trăng Phobos của sao Hỏa.

Đăng ngày: 14/05/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News