Đau bụng, người đàn ông nhập viện chụp X-quang và thu được một kết quả đáng sợ
Dị vật bên trong ổ bụng của người này là gì? Kết quả sẽ khiến cho nhiều người phải giật mình run sợ. Và đó là sỏi bàng quang.
Gần đây, mạng xã hội lại lan truyền một bức hình thực sự đáng sợ, về trường hợp của một bệnh nhân 64 tuổi tại California.
Cụ thể trong vòng 3 ngày, người đàn ông cảm thấy rất đau đớn tại vùng sườn trái - khu vực chứa thận, và vùng bụng dưới - nơi chứa bàng quang. Nghi ngờ thận có vấn đề, ông nhập viện St. Mary (Long Beach, California) và được chỉ định thẳng vào phòng cấp cứu.
Tại đây, các bác sĩ thực hiện thủ thuật chụp cắt lớp, và kết quả thu được khiến họ nhanh chóng thực hiện phẫu thuật.
Hình chụp X-quang của bệnh nhân.
Theo kết quả chụp, họ nhận thấy một viên sỏi thận khá nhỏ trong niệu quản trái (ống dẫn tiểu). Nhưng quan trọng hơn, bàng quang của ông chứa một cục sỏi khổng lồ, to như quả trứng chim đà điểu. Đó là sỏi bàng quang.
Sau khi phẫu thuật, cục sỏi lấy ra có kích cỡ 12 x 9,5 (cm), và chỉ thiếu 1,3 lạng nữa là tròn 1kg. Đây được xem là một trong những cục sỏi "vĩ đại" trong lịch sử, dù chưa phải là lớn nhất.
Trước đó vào năm 2003, một bệnh nhân 62 tuổi người Brazil đã lập kỷ lục Guinness khi sở hữu viên sỏi lớn nhất - nặng tới 1,9kg, dài 17,9cm.
Nhưng tại sao sỏi có thể đạt kích cỡ "khủng" đến thế?
Về mặt bản chất, các cục sỏi có thành phần là các loại khoáng chất như can-xi và phốt pho - được kết tinh qua thời gian. Tùy theo vị trí kết tinh, sỏi mang nhiều tên gọi khác nhau: sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang...
Khi sỏi bàng quang xuất hiện, nó làm chặn ống dẫn tiểu, khiến nước trong bàng quang không thể xả hết. Ở chiều ngược lại, nước tiểu tồn đọng lại khiến cục sỏi tiếp tục lớn lên, lâu dần gây ra những cơn đau rất dữ dội khi đi tiểu, tiểu ra máu, bí tiểu...
Cục sỏi lôi ra từ bụng người đàn ông.
Ngoài ra, sỏi bàng quang có thể gây ảnh hưởng đến khả năng "chăn gối", đặc biệt là với phái mạnh. Theo thống kê, nam giới cũng có nguy cơ hình thành sỏi cao hơn phụ nữ, vì một số nguyên nhân có thể kể đến như viêm tuyến tiền liệt, hoặc do tuyến tiền liệt quá lớn gây cản trở lưu thông nước tiểu.
Tuy nhiên, những cục sỏi khổng lồ không thường xuất hiện. Với trường hợp của bệnh nhân người California đầu bài, cục sỏi ấy đến từ một nguyên nhân khác.
Cụ thể, hơn 10 năm trước, bàng quang của ông đã bị loại bỏ để tránh ung thư di căn. Các bác sĩ đã sử dụng một phần ruột để tạo ra bàng quang mới. Vấn đề là bàng quang từ ruột có thể gây tắc đường tiểu (do ruột có cơ chế tạo ra màng nhầy), làm tăng nguy cơ hình thành sỏi hơn bình thường.

Say nắng, say nóng: Nguyên nhân và cách xử trí
Say nắng, say nóng là hiện tượng thường gặp trong mùa hè, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng cao điểm...

Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư cổ tử cung
Nếu bị ung thư cổ tử cung, chị em có thể có những dấu hiệu khác thường như đau vùng chậu, chảy máu âm đạo bất thường...

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị thủy đậu
Việc ăn uống đúng cách sẽ giúp người bệnh mau hồi phục sức khỏe, tránh biến chứng khi bị thủy đậu.

Những cách làm mát cơ thể đơn giản trong ngày nóng
Trong tình hình nắng nóng hoành hành trên toàn cầu, các chuyên gia đưa ra một số lưu ý về chế độ ăn uống và sinh hoạt có thể giúp cơ thể giải nhiệt hiệu quả hơn.

Các nhà khoa học đã làm gì với bộ não của Albert Einstein
Albert Einstein (1879-1955) là nhà bác học thiên tài và kiệt xuất trong lịch sử phát triển nhân loại.
