Đau đầu, mệt mỏi khi ngồi điều hoà: Nguyên nhân và cách khắc phục

Điều hòa không khí có thể gây đau đầu, buồn nôn hoặc mệt mỏi ở một số người vì nhiều lý do. Mất nước, tiếng ồn, chất gây dị ứng và nhiệt độ có thể đóng một vai trò nào đó.

Trong những tháng ngày mùa hè, máy điều hòa là thiết bị làm mát không thể thiếu, đặc biệt những ngày nắng nóng cao điểm, mọi người thường có thói quen bật điều hòa cả ngày. Tuy nhiên, có những người thường cảm thấy đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và mệt mỏi khi ngồi trong điều hoà. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Làm thế nào để khắc phục tình trạng này.

1. Nguyên nhân gây đau đầu, mệt mỏi khi ngồi điều hoà

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi khi ngồi điều hoà, chẳng hạn như:

Mất nước

Mất nước có thể gây ra tình trạng đau đầu vì não tạm thời co lại do mất chất lỏng, mà máy điều hòa không khí có thể góp phần làm bạn mất nước. Khi máy điều hòa chạy, nó không chỉ làm mát không khí trong nhà mà còn hút hơi ẩm từ không khí. Do vậy, nếu ở trong điều hòa quá lâu mà không bổ sung đủ nước, cơ thể bạn dễ bị mất nước, khô da, mũi, họng,... Điều này sẽ khiến cho bạn cảm thấy khó chịu.

Nhiệt độ thấp

Khi bạn bị lạnh, các mạch máu trong cơ thể co lại để giúp giữ nhiệt cho cơ thể. Khi các mạch máu trong não co lại, nó có thể khiến bạn bị đau đầu, khó chịu. Vì vậy, nếu trong phòng điều hòa và để nền nhiệt quá thấp, cơ thể sẽ nhanh chóng bị tác động bởi nhiệt và cảm thấy đau đầu, mệt mỏi.

Đau đầu, mệt mỏi khi ngồi điều hoà: Nguyên nhân và cách khắc phục
Để nhiệt độ điều hòa quá thấp có thể gây ra tình trạng đau đầu, khó chịu. (Ảnh: ST).

Tiếng ồn từ điều hoà

Máy điều hòa không khí không được bảo dưỡng thường xuyên có thể tạo ra tiếng ồn ngắt quãng hoặc lặp đi lặp lại. Điều này có thể gây đau đầu do căng thẳng hoặc kích hoạt chứng đau nửa đầu.

Điều hòa có chứa bụi bẩn, các chất kích ứng

Điều hòa không được vệ sinh thường xuyên sẽ chứa rất nhiều bụi bẩn, nấm mốc, vi khuẩn,... Khi hoạt động, máy điều hòa sẽ phả các chất kích ứng này ra không sống và làm việc của bạn. Ngoài ra, các hóa chất từ vật dụng tẩy rửa, vật liệu xây dựng, sơn hoặc các nguồn khác có thể gây ra vấn đề nếu không gian trong nhà của bạn khi không được thông gió đầy đủ. Hệ thống điều hòa của bạn sẽ tiếp tục tuần hoàn các chất gây kích ứng hoặc độc hại qua các không gian trong nhà nhiều lần.

Nếu cứ tái diễn liên tục, bạn không chỉ cảm thấy đau đầu, buồn nôn hay mệt mỏi do tiếp xúc với chất kích ứng mà những người bị hen suyễn, dị ứng,... có thể tái phát triệu chứng hoặc bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Có thể bạn chưa biết, không khí trong nhà có thể trông sạch sẽ, nhưng theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường, nó có thể chứa chất gây ô nhiễm cao gấp 2 đến 5 lần so với ngoài trời.

2. Cách khắc phục tình trạng đau đầu, mệt mỏi khi ngồi điều hoà

Đau đầu, buồn nôn hoặc mệt mỏi khi ngồi điều hòa có thể dễ dàng khắc phục bằng cách:

  • Ra khỏi phòng điều hòa và tìm một nơi có không gian mát mẻ, thoáng đãng, yên tĩnh để nghỉ ngơi đến khi cảm thấy thoải mái. Nên lựa chọn không gian tự nhiên, không nên ở những nơi có ánh sáng quá chói hoặc ánh sáng nhân tạo, vì điều này sẽ làm cho triệu chứng đau đầu, mệt mỏi càng trầm trọng hơn.
  • Bổ sung nước cho cơ thể
  • Massage đầu một cách nhẹ nhàng

Nếu áp dụng các cách trên mà không cải thiện, bạn có thể cân nhắc dùng giảm đau không kê đơn.

Đau đầu, mệt mỏi khi ngồi điều hoà: Nguyên nhân và cách khắc phục
Không nên sử dụng điều quá lâu để hạn chế đau đầu, mệt mỏi.

3. Làm thế nào để ngăn ngừa đau đầu, mệt mỏi khi ngồi điều hoà

Thực chất điều hòa không gây hại tới sức khỏe nếu như sử dụng đúng cách, điều hòa còn giúp chúng ta cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn trong những ngày nắng nóng. Để tránh tình trạng đau đầu, mệt mỏi hay buồn nôn khi ngồi điều hoà, mọi người nên chú ý:

  • Không nên sử dụng điều quá lâu, theo các khuyến cáo mọi người không nên sử dụng liên tục quá 4 tiếng/lần. Khi phòng đã được làm mát, bạn có thể tắt điều hòa và chuyển sang dùng quạt.
  • Vệ sinh điều hòa thường xuyên tránh để bụi bẩn, nấm mốc tích tụ trong điều hòa và phát tán ra không gian.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm để tránh tình trạng cơ thể mất nước, hơn nữa khi ngồi trong điều hoà, bạn nên bổ sung nước thường xuyên cho cơ thể.
  • Giữ nhiệt độ ở mức phù hợp, bạn nên để nhiệt độ trong khoảng 26 đến 29 độ C, tùy vào thời điểm trong ngày, tức là bạn nên để nhiệt độ cao hơn vào ban đêm vì lúc này nền nhiệt đã hạ xuống. Bạn cũng không nên để nhiệt độ quá thấp, vì không chỉ gây đau đầu mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khác như liệt dây thần kinh mặt, ảnh hưởng đến khả năng vận động của các cơ ở vùng mặt.
  • Ngồi cách xa máy điều hòa, không nên để cơ thể hoặc vùng tai mũi họng, nhất là vùng đầu tiếp xúc trực tiếp với không khí từ máy điều hòa.

Hố sụt khổng lồ xuất hiện ở Trung Quốc sau mưa lớn

Đột nhập vào nhà dân, rắn hổ mang bị chó dữ tấn công điên cuồng

Công bố hình ảnh vật thể không gian “ngàn năm có một”

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hiểm họa khôn lường khi 1 lít nước tồn tại lên tới 12.000 vi hạt nhựa

Hiểm họa khôn lường khi 1 lít nước tồn tại lên tới 12.000 vi hạt nhựa

Theo một nghiên cứu cho thấy, trong một lít nước có tới 12.000 vi hạt nhựa. Đây là một bi kịch mới khi vi hạt nhựa trong đại dương nhiều hơn số sao trong vũ trụ

Đăng ngày: 08/08/2023
Top 9 loại quả ít đường giúp chị em phòng chống lão hóa

Top 9 loại quả ít đường giúp chị em phòng chống lão hóa

9 loại trái cây ít đường dưới đây rất phù hợp với những chị em hảo ngọt mà vẫn muốn trẻ trung hơn tuổi thật.

Đăng ngày: 07/08/2023
Sau độ tuổi 20, đâu là thay đổi lớn nhất trong cơ thể con người?

Sau độ tuổi 20, đâu là thay đổi lớn nhất trong cơ thể con người?

Cơ thể con người sẽ có nhiều thay đổi không ngờ sau khi bước qua độ tuổi 20.

Đăng ngày: 07/08/2023

"Hình xăm thông minh" theo dõi sức khỏe

Các nhà nghiên cứu đang phát triển những hình xăm thông minh giúp theo dõi sức khỏe của cơ thể con người.

Đăng ngày: 06/08/2023
Mũi in 3D dành cho các bệnh nhân ung thư ở Singapore

Mũi in 3D dành cho các bệnh nhân ung thư ở Singapore

J.F. Lian. mất một phần mũi vì bệnh ung thư da vào năm 2022 và giờ đây nhờ công nghệ in 3D người đàn ông này đã có một chiếc mũi mới.

Đăng ngày: 05/08/2023
Trào lưu ăn thô thuần chay: Lợi ích và rủi ro

Trào lưu ăn thô thuần chay: Lợi ích và rủi ro

Ăn thô thuần chay có thể gây ra một số rủi ro đối với sức khoẻ nhưng cũng không thể phủ nhận những lợi ích của chế độ ăn uống này.

Đăng ngày: 05/08/2023
Chuyên gia cảnh báo tác dụng phụ đáng sợ khi ăn chay sai cách

Chuyên gia cảnh báo tác dụng phụ đáng sợ khi ăn chay sai cách

Ăn chay chỉ mang lại lợi ích cho sức khỏe nếu như biết ăn đúng cách. Theo chuyên gia, khi áp dụng chế độ ăn chay, mọi người cần phải có kiến thức.

Đăng ngày: 04/08/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News