Đầu hổ Tasmania ngâm 110 năm cho manh mối hồi sinh loài

Dựa vào mẫu vật đầu hổ Tasmania, các chuyên gia tái tạo bộ gene gần như hoàn chỉnh, mở đường cho việc hồi sinh loài vật tuyệt chủng này.

Các nhà khoa học tạo ra bộ gene hổ Tasmania hoàn chỉnh nhất từ trước đến nay từ một chiếc đầu ngâm trong dung dịch hơn một thế kỷ trước, cung cấp bản thiết kế ADN gần như đầy đủ, Live Science hôm 17/10 đưa tin. Đây là một trong những bước đột phá nhằm hồi sinh loài vật đã tuyệt chủng này của công ty Mỹ Colossal Biosciences.

Đầu hổ Tasmania ngâm 110 năm cho manh mối hồi sinh loài
Một chiếc đầu hổ Tasmania 108 năm tuổi vẫn còn vài mảnh da (không phải mẫu vật trong nghiên cứu mới của Colossal Biosciences). (Ảnh: Colossal Biosciences).

Hổ Tasmania, hay Thylacine (Thylacinus cynocephalus), là loài thú có túi tuyệt chủng vào năm 1936 sau nhiều thập kỷ bị con người săn bắt. Chúng là động vật săn mồi đứng đầu chuỗi thức ăn, đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái ở Tasmania, Australia.

Trong nghiên cứu mới, nhóm chuyên gia phân tích đầu hổ Tasmania 110 năm tuổi được lột da và bảo quản trong ethanol. Sự bảo quản đặc biệt của mẫu vật đã cho phép nhóm nghiên cứu lắp ráp lại hầu hết trình tự ADN, cũng như các chuỗi ARN (phân tử với cấu trúc tương tự ADN nhưng chỉ có một chuỗi) cho thấy những gene nào hoạt động trong nhiều mô khác nhau khi con vật chết.

"Bạn hoàn toàn có thể thu được một bộ gene tuyệt vời từ những mẫu vật cũ. Bộ gene cung cấp bản thiết kế đầy đủ để hồi sinh hổ Tasmania, nên việc thu được bộ gene hoàn chỉnh và chất lượng cao là một sự trợ giúp lớn cho nỗ lực đó", Andrew Pask, giáo sư di truyền học và sinh học phát triển tại Đại học Melbourne, Australia, cho biết.

Bộ gene mới lắp ráp có kích thước tương tự bộ gene người, gồm 3 tỷ cặp base nucleotide - các phân tử tạo thành những bậc của thang ADN. Vẫn còn 45 khoảng trống trong trình tự ADN mà nhóm nhà khoa học hy vọng sẽ điền được trong những tháng tới, khi tiến hành giải trình tự thêm.

Đầu hổ Tasmania ngâm 110 năm cho manh mối hồi sinh loài
Con hổ Tasmania cuối cùng được biết đến đã chết tại Vườn thú Beaumaris ở Hobart, Tasmania, năm 1936. (Ảnh: HUM Images/Universal Images Group).

Các mảnh ARN được phát hiện trong chiếc đầu ngâm sẽ giúp nhóm nghiên cứu tìm thấy những gene đã được kích hoạt trong nhiều mô khác nhau khi hổ Tasmania còn sống, giúp họ xác định xem con vật có thể nếm, ngửi và nhìn thấy gì, não hoạt động ra sao. So với ADN, ARN kém ổn định hơn nhiều và dễ bị hỏng qua thời gian, nên sự bảo tồn ARN có thể giúp con người hiểu về đặc điểm sinh học của hổ Tasmania theo cách chưa từng nghĩ đến, Pask nhận định.

Trước đó, Colossal Biosciences công bố một đột phá khác trong dự án hồi sinh hổ Tasmania có thể ứng dụng cho việc bảo tồn các loài còn sống: Nhóm chuyên gia đang nghiên cứu công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART) đã tìm ra cách kích thích rụng trứng ở Sminthopsis crassicaudata - loài thú có túi nhỏ giống chuột và là họ hàng gần nhất của hổ Tasmania còn sống. Chúng có thể tạo ra nhiều trứng cùng lúc để nhóm nghiên cứu tiêm bộ gene hổ Tasmania vào khi bộ gene hoàn thiện. Họ cũng sẽ cho Sminthopsis crassicaudata mang thai hộ để phát triển phôi thai hổ Tasmania.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng đang làm việc với một thiết bị tử cung nhân tạo để nuôi phôi thai thú có túi. Thiết bị này hiện có thể chứa phôi từ lúc bắt đầu cho đến giữa thai kỳ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện di chỉ khảo cổ quý hiếm của thời đại Kim khí tại Vườn Chuối

Phát hiện di chỉ khảo cổ quý hiếm của thời đại Kim khí tại Vườn Chuối

Đoàn công tác khai quật khảo cổ học vừa công bố nhiều phát hiện quan trọng liên quan đến thời đại Kim khí tại Di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối (thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội).

Đăng ngày: 21/10/2024
Vấn nạn trộm mộ ở Ai Cập cổ đại

Vấn nạn trộm mộ ở Ai Cập cổ đại

Năm 1871 tại Meidum (Ai Cập), các nhà khảo cổ háo hức tiến hành khai quật lăng mộ của một hoàng tử sống trong thời cổ đại.

Đăng ngày: 20/10/2024

"Cổng địa ngục" lộ ra bên dưới di tích Zapotec nổi tiếng ở Mexico

Radar xuyên đất đã tiết lộ một mê cung ngầm bên dưới di tích Mitla của người Zapotec.

Đăng ngày: 20/10/2024
4 phát hiện lớn nhất tại lăng mộ Tần Thủy Hoàng 50 năm qua

4 phát hiện lớn nhất tại lăng mộ Tần Thủy Hoàng 50 năm qua

Từ năm 1974, các nhà khảo cổ làm việc ở lăng mộ Tần Thủy Hoàng tại Tây An, Thiểm Tây có nhiều phát hiện giúp tăng cường hiểu biết về vị hoàng đế nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc.

Đăng ngày: 20/10/2024
Giải mã tranh vẽ

Giải mã tranh vẽ "người ngoài hành tinh" trên vách hang động thời tiền sử

Nhiều bức tranh vẽ trên các hang động từ hàng ngàn năm trước được cho là cách thức người tiền sử mô tả về sự xuất hiện của người ngoài hành tinh.

Đăng ngày: 19/10/2024
Tìm thấy hóa thạch trứng khủng long nhỏ nhất thế giới tại Trung Quốc

Tìm thấy hóa thạch trứng khủng long nhỏ nhất thế giới tại Trung Quốc

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc phát hiện một loại hóa thạch trứng khủng long mới ở tỉnh Giang Tây, miền Đông nước này.

Đăng ngày: 19/10/2024
Lộ diện quái thú

Lộ diện quái thú "lương long" chưa từng biết đến ở Mỹ

Loài mới Ardetosaurus viator thuộc về dòng dõi của những quái thú dài nhất từng bước đi trên hành tinh.

Đăng ngày: 18/10/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News